Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

Đau dạ dày nên uống nước gì để những cơn đau âm ỉ biến mất. Thay vì ôm bụng để chịu đựng cơn đau hành hạ hay lạm dụng thuốc giảm đau. Mà hãy áp dụng ngay những loại nước giảm đau dạ dày hiệu quả dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

1. Đau dạ dày nên uống nước gì? 7 loại nước uống tốt cho dạ dày

1.1 Uống nước ấm giúp làm nóng bụng

Bổ sung nước mỗi ngày là điều thiết yếu đối với cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó, nước còn giúp hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách hiệu quả. Việc mất nước sẽ khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn, đồng thời tăng các khả năng làm đau dạ dày.

Đối với người lớn, cung cấp đủ hai lít nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Khi triệu chứng đau dạ dày xuất hiện, người bệnh nên uống một ly nước ấm và điều hòa hơi thở để giảm bớt cơn đau.

Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

Uống một ly nước ấm sẽ giúp người bệnh để giảm bớt cơn đau

1.2. Đau dạ dày nên uống nước gì? Uống nước gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm, giảm đau rất mạnh. Đặc biệt, gừng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị dạ dày. Gừng cũng là một trong những cách giảm đau dạ dày tức thì nhanh nhất.

Cách sử dụng rất đơn giản:

– Cách 1: Thái vài lát gừng tươi, nhai nát rồi nuốt lấy nước.

– Cách 2: Ngâm vài lát gừng vào cốc nước nóng để uống.

– Cách 3: Ép gừng tươi chắt lấy nước, sau đó pha với nước ấm và thêm mật ong cho dễ uống

Nếu trong nhà không có sẵn củ gừng tươi thì có thể thay thế bằng trà gừng đóng gói. Được bán tại các nhà thuốc tác dụng cũng rất nhanh chóng.

1.3. Nước dừa

Trong nước dừa chứa khá nhiều khoáng chất, vitamin và một số axit béo lành mạnh. Đây được coi là một trong những loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày. Với hàm lượng khoáng chất cao có trong nước dừa sẽ có giúp trung hòa axit và làm dịu cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Do vậy, khi bị đau uống nước dừa sẽ làm giảm nhanh cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.

1.4. Nghệ và mật ong

Nếu bạn hay bị đau dạ dày thì nên chuẩn bị sẵn hai nguyên liệu này trong nhà. Trong nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin giúp làm lành vết thương, kháng viêm và trung hòa nồng độ axit. Còn mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất làm tăng sức đề kháng, đồng thời tăng khả năng chống chịu của dạ dày.

Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần pha khoảng hai thìa tinh bột nghệ với một thìa mật ong vào ly nước ấm. Khuấy đều lên rồi uống. Hoạt chất có trong hai nguyên liệu này sẽ giúp làm dịu cơn đau trong chốc lát. Duy trì uống lâu dài để cải thiện tình trang bệnh nhanh chóng.

Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

Hoạt chất có trong nghệ và mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau trong chốc lát

1.5. Nước muối – Đáp án cho câu hỏi đau dạ dày nên uống nước gì?

Một biện pháp đơn giản, không tốn kém nhưng giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày đó là dùng nước muối ấm pha loãng. Nước muối có tác dụng diệt vi khuẩn, làm sạch đường tiêu hóa, giảm co thắt dạ dày từ đó khiến cho cơn đau không còn nữa.

Vì vậy, khi cơn đau dạ dày ập đến. Hãy pha ngay một cốc nước muối ấm, uống từ từ cơn đau sẽ dần tan biến.

1.6. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ giải nhiệt mà còn có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa vết loét tiến triển và phục hồi niêm mạc bị tổn thương ở dạ dày.

Cách thực hiện như sau:

– Nguyên liệu bao gồm 10g hoa cúc khô và 30ml mật ong.

– Tráng qua hoa cúc một lần với nước sôi. Sau đó, thêm một lượng nước vừa đủ vào hãm trà trong khoảng từ 10-15 phút. Cuối cùng, cho thêm mật ong vào rồi uống.

1.7. Nước ép lá bạc hà

Bạn có thể sử dụng nước ép lá bạc hà để giảm ngay những cơn đau dạ dày. Theo nghiên cứu, trong lá bạc hà có nhiều khoáng chất có khả năng chống oxy hóa, đào thải các chất độc hại và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đồng thời, lá bạc hà cũng có tác dụng giảm đau bụng và khó tiêu hiệu quả.

Bạn hãy làm theo cách sau:

– Lấy lá bạc hà rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn.

– Sau đó vắt phần lá đã xay để lấy nước cốt.

– Dùng nước cốt uống từ từ để làm dịu cơn đau.

Tìm hiểu thêm: Điều trị đau dạ dày khi đang cho con bú

Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

Người bệnh có thể sử dụng nước ép lá bạc hà để giảm ngay những cơn đau dạ dày

2. Một số loại nước khi đau dạ dày nên tránh

Bên cạnh các loại nước nên uống thì người bệnh cần nắm bắt được những loại nước uống không nên và làm ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do đó để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và nhanh chóng khỏi, người bệnh nên tránh các loại thức uống dưới đây:

– Đồ uống có cồn: Khi bị đau dạ dày người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia. Bởi trong các loại đồ uống này có chứa hàm lượng lớn khí CO2 khiến axit dạ dày tăng bất thường, gây viêm loét dạ dày.

– Nước ngọt có gas: Đây là loại thức uống gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những người đang gặp vấn đề về dạ dày. Lượng axit, đường và chất bảo quản trong thức uống này sẽ khiến cho tình trạng viêm loét, đau dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Thức uống chứa caffeine: Bệnh nhân bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thức uống chứa hàm lượng caffeine cao như trà đặc và cà phê. Bởi các đồ uống này sẽ khiến dạ dày bị kích thích và gia tăng lượng axit. Từ đó gây ra những cơn đau dạ dày kèm theo triệu chứng buồn nôn.

Đau dạ dày nên uống nước gì để nhanh chóng giảm cơn đau

>>>>>Xem thêm: Ợ chua nấc cụt liên tục có phải dấu hiệu GERD

Nước ngọt có gas là thức uống gây hại cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày

– Các loại nước ép chứa nhiều axit: Cam, quýt, quất, bưởi,… đều là những loại nước ép chứa nhiều axit. Nó sẽ kích thích lên vết loét khiến cho dạ dày bị nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị. Do vậy, bệnh nhân nên sử dụng nước ép từ các loại trái cây khác để tránh ảnh hưởng đến dạ dày trong quá trình điều trị.

Trên đây là bài viết tổng hợp các loại nước uống để trả lời cho câu hỏi “ Đau dạ dày nên uống nước gì? “ và những đồ uống nên tránh trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, Người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn lành mạnh, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên để góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *