Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bệnh lý thường tái phát nhiều lần, âm ỉ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đau dạ dày triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi ăn quá no hoặc quá đói, khi căng thẳng hoặc làm việc quá sức.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày triệu chứng là gì?
1. Đau dạ dày triệu chứng điển hình như thế nào?
1.1. Đau dạ dày triệu chứng là gì? Đau vùng thượng vị
Đây là dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất ở người bệnh đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, nóng rát thượng vị và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau chủ yếu là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng.
Đau vùng thượng vị ở người bệnh đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt. Triệu chứng thường xuất hiện kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất đến đợt cấp tính sau.
Phân biệt triệu chứng đau vùng thượng vị do đau dạ dày hay do các bệnh lý liên quan khác như sau:
– Đau thượng vị do đau dạ dày: Cơn đau này có tính chu kỳ, thường xảy ra sau khi ăn quá no hoặc quá đói trước bữa ăn.
– Đau thượng vị do ung thư dạ dày: Cơn đau không có tính chu kỳ, thường kéo dài liên tục thay vì khởi phát theo đợt.
– Đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng: Đặc điểm chu kỳ khá giống với đau dạ dày nên khó phân biệt, cảm giác đau nặng nhất là khi tiêu thụ thức ăn vào.
Chỉ dựa trên triệu chứng này rất khó xác định nguyên nhân gây đau dạ dày. Vì thế cần thăm khám để được chẩn đoán, làm các xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đau thượng vị là dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất ở người bệnh đau dạ dày
1.2. Chán ăn, ăn uống kém
Đau dạ dày thường khiến người bệnh chán ăn, kém ăn uống, khó tiêu do triệu chứng bệnh gây ra. Sau bữa ăn, đau dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, luôn có cảm giác khó chịu. Vì thế bệnh nhân cũng không muốn ăn và ăn không cảm thấy ngon miệng nữa.
Bên cạnh đó sau khi ăn, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị.
1.3. Đau dạ dày triệu chứng là gì? Buồn nôn, nôn
Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau dạ dày mà các bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng gặp phải. Nôn và buồn nôn gây ảnh hưởng đến nhiều đến việc ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.
Nôn nhiều kèm theo thức ăn lẫn dịch vị dạ dày khiến niêm mạc thực quản dễ tổn thương. Điều này còn dễ khiến bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Các trường hợp như vậy cần được truyền dịch, bổ sung điện giải để tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Nôn và buồn nôn gây ảnh hưởng đến nhiều đến việc ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.
1.4. Ợ hơi, ợ chua
Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt bệnh đau dạ dày. Người bệnh dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau rát vùng thượng vị.
Thức ăn trào ngược lên thực quản hoặc họng còn dễ gây tổn thương, đau vùng ức mũi hoặc phía sau xương ức.
1.5. Chảy máu tiêu hóa
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có thể phát hiện triệu chứng này khi có các biểu hiện: nôn ra máu tươi lẫn với thức ăn, phân màu đỏ hoặc đen. Cùng với đó, chảy máu tiêu hóa khiến người bệnh bị thiếu máu, hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp. Nếu chảy máu tiêu hóa nghiêm trọng và không kiểm soát có thể gây sốc và đe dọa tới tính mạng người bệnh trong thời gian ngắn.
2. Khi đau dạ dày, người bệnh nên làm gì?
2.1. Chẩn đoán bệnh đau dạ dày để sớm điều trị kịp thời
Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, nắm bắt tình trạng bệnh lý của người bệnh. Sau đó tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phương án chẩn đoán phù hợp. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì nội soi thực quản dạ dày là phương pháp tối ưu hiện nay. Bên cạnh đó có thể tiến hành siêu âm ổ bụng, chụp CT, cộng hưởng từ hoặc chụp X quang… để chẩn đoán loại bỏ các nguyên nhân khác.
Tìm hiểu thêm: Vì sao bị sốt sau khi mổ ruột thừa,có đáng lo ngại không
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì nội soi thực quản dạ dày là phương pháp tối ưu hiện nay.
2.2. Điều trị đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc
Căn cứ vào kết quả thăm khám ban đầu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị cũng như kê đơn các loại thuốc trị bệnh hiệu quả.
Điều trị đau dạ dày kết hợp ăn uống và chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh thường được bác sĩ khuyến cáo kết hợp áp dụng các phương pháp sinh hoạt hỗ trợ điều trị như sau:
– Không sử dụng các thực phẩm gây tăng tiết acid như: đồ nhiều dầu mỡ, chua cay, đồ uống có gas, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
– Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày lành mạnh: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Ăn chậm nhai kỹ. Những điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.
– Kiểm soát cân nặng để tránh lượng mỡ thừa gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản.
– Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ bó các cơ quan nội tạng hạn chế hoạt động của hệ tiêu hóa.
– Nằm cao đầu khi ngủ giúp cho phần thực quản của người bệnh cao hơn so với dạ dày hạn chế tối đa tình trạng trào ngược acid.
– Người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: không làm việc quá sức, tránh stress, tránh thức khuya, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào khi ăn không tiêu?
Không sử dụng các thực phẩm gây tăng tiết acid như: đồ nhiều dầu mỡ, chua cay, đồ uống có gas, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời cho câu hỏi ” Đau dạ dày triệu chứng là gì?” cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh đau dạ dày. Hy vọng sẽ hỗ trợ bạn trong việc nhận biết và chủ động thăm khám khi thấy xuất hiện dấu hiệu đau. Đồng thời kết hợp với ăn uống lối sống lành mạnh để bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.