Đau đại tràng co thắt khi mang thai

Đau đại tràng co thắt khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về đau đại tràng có thắt khi mang thai.

Bạn đang đọc: Đau đại tràng co thắt khi mang thai

Đau đại tràng co thắt là gì?

Đau đại tràng co thắt là một trong những bệnh thường gặp trong các bệnh lý về đại tràng. Đau đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hay rối loạn chức năng đại tràng. Phụ nữ có tiền sử bị đau đại tràng co thắt rất dễ bị tái phát trong thời kỳ mang thai.

Đau đại tràng co thắt khi mang thai

Đau đại tràng co thắt là một trong những bệnh thường gặp trong các bệnh lý về đại tràng.

Nguyên nhân gây đau đại tràng co thắt khi mang thai

  • Thai phụ ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị nhiễm vi khuẩn thương hàn, lỵ, amip… dẫn đến viêm đường ruột.
  • Rối loạn nhu động ruột.
  • Tâm trạng bất ổn định trong quá trình mang thai, căng thẳng – stress cũng là nguyên nhân gây đau đại tràng co thắt.
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai…

Các triệu chứng đau đại tràng co thắt khi mang thai

  • Đau bụng sau khi ăn hoặc sau khi ăn no đặc biệt là sau khi ăn những đồ ăn lạ, chua cay, lạnh.
  • Cơn đau thường xuất hiện khi thai phụ căng thẳng – stress, lo lắng về một vấn đề nào đó.
  • Đau tại vùng bụng dưới rốn, đau quặn từng cơn.
  • Ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
  • Hết đau sau khi đại tiện xong…
  • Mệt mỏi
  • Ăn uống không có cảm giác ngon miệng…

Tìm hiểu thêm: Bị trào ngược dạ dày thực quản có ăn dưa chuột được không?

Đau đại tràng co thắt khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán lỗ rò âm đạo trực tràng

Đau bụng là một trong những triệu chứng của đau đại tràng co thắt khi mang thai.

Xử trí đau đại tràng co thắt khi mang thai như thế nào?

  • Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
  • Thăm khám đồng thời chuyên khoa tiêu hóa và chuyên khoa sản.
  • Ăn uống khoa khọc, lành mạnh, không nên ăn quá nhiều, quá no trong một bữa; không ăn những thức ăn lạ, đồ ăn chua, cay nóng, lạnh…; nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung đầy đủ nước, chất xơ và vitamin trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.
  • Uống đủ từ 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Nên ăn nhiều ra củ quả nhiều màu sắc, dễ tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga, những thực phẩm khó tiêu hóa gây đầy hơi.
  • Vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên vận động ngay sau khi vừa mới ăn no…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *