Đau đầu, chóng mặt là những triệu chứng vô cùng phổ biến, đến mức nhiều người xem nhẹ và bỏ qua. Tuy vậy, đây có thể là “tín hiệu” cảnh báo cơ thể bạn đang trong tình trạng nguy hiểm. Vậy đau đầu chóng mặt khám ở đâu? Khi nào bạn cần đi khám? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này để đánh giá đúng mức độ nguy hiểm và chủ động ngăn chặn kịp thời.
Bạn đang đọc: Đau đầu chóng mặt khám ở đâu? Nguyên nhân gây bệnh
1. Đau đầu chóng mặt là hiện tượng gì? Bị đau đầu chóng mặt khám ở đâu hiệu quả?
1.1 Đau đầu chóng mặt nên khám chuyên khoa nào?
Đau đầu là một triệu chứng đặc trưng bởi sự đau nhức ở một vị trí, một vùng hay toàn bộ đầu. Còn chóng mặt là “ảo giác” về sự chuyển động của cơ thể và không gian. Hai triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời có thể chỉ do những thay đổi về sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó chủ yếu là các bệnh lý thần kinh.
Do vậy, khi gặp phải hiện tượng này dù ở mức độ nào, bạn cũng nên đi khám tại chuyên khoa Nội thần kinh của các cơ sở uy tế uy tín.
Tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn và kinh nghiệm, giúp bạn “giải mã” nguyên nhân của triệu chứng đau đầu, chóng mặt mà bạn đang gặp phải. Để đưa ra được kết luận này, các bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng (hỏi triệu chứng, bệnh sử, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, dùng thuốc…của bệnh nhân) và chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng.
1.2 Chuyên khoa Nội thần kinh nào uy tín tại Hà Nội?
Chuyên khoa Nội thần kinh – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân. Với đội ngũ bác sĩ Nội thần kinh giỏi, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp khám ra bệnh một cách nhanh chóng, chính xác. Đối với những trường hợp phức tạp, Thu Cúc TCI sử dụng phương pháp hội chẩn đa khoa giúp tìm ra đúng bệnh, mang tới phác đồ điều trị tối ưu và đem lại hi vọng điều trị hiệu quả cho mọi bệnh nhân.
2. Các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường gặp
1.1 Đau nửa đầu
Khi bị đau nửa đầu, bạn có thể cảm thấy những cơn đau nhói hoặc dữ dội xảy ra ở một bên đầu bạn. Kèm theo đó là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh…
1.2 Chấn thương đầu
Theo nhiều nhà nghiên cứu, chấn thương đầu bao gồm chấn thương bên ngoài và chấn thương bên trong.
Chấn thương bên ngoài thường chỉ gây đau đầu nhưng không có chóng mặt. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể chóng mặt nhưng triệu chứng này cũng nhanh chóng biến mất.
Ngược lại, chấn thương đầu bên trong thường gây cả hai triệu chứng đau đầu, chóng mặt và có thể kéo dài vài tuần.
Tìm hiểu thêm: Phân loại tai biến mạch máu não và triệu chứng nhận biết
1.3 Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ tai nạn xe, ngã từ trên cao hoặc chấn thương khi chơi thể thao… Chóng mặt, đau đầu là những triệu chứng có thể xảy ra ở cả trường hợp chấn thương sọ não nhẹ và nặng.
1.4 Hội chứng sau chấn động
Đây là một dạng rối loạn phức tạp phát sinh sau khi não gặp chấn động. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu chóng mặt trong vài tuần hoặc nhiều tháng. Tính chất cơn đau gần giống tự đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng.
1.5 Nhiễm trùng
Đôi khi đau đầu chóng mặt là dấu hiệu bạn đang bị nhiễm trùng. Tình trạng sung huyết do viêm nhiễm và sử dụng thuốc trị cảm lạnh cũng có thể dẫn đến triệu chứng này ở một số người.
1.6 Mất nước
Mất nước do thời tiết khô nóng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,…đều có thể gây ra chứng nhức đầu và chóng mặt. Khi bị mất nước, người bệnh luôn cảm thấy khát nước, mệt mỏi, kiệt sức, ít đi vệ sinh, nước tiểu sẫm màu,…
1.7 Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu hạ thấp khiến không đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó, khả năng hoạt động của cơ thể cũng sẽ suy giảm. Người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, run rẩy, đồ mổ hôi nhiều,…
1.8 Lo âu
Lo lắng thái quá không chỉ ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần mà còn gây ra hiện tượng nhức đầu, chóng mặt rất khó chịu.
1.9 Viêm mê đạo tai
Mê đạo là bộ phận nằm sâu bên trong tai, có chức năng hỗ trợ giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm tai, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt do khả năng thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng.
1.10 Thiếu máu
Việc thiếu máu sẽ khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi do thiếu oxy. Đối với nhiều người, tình trạng này có thể gây đau đầu, chóng mặt. Đôi khi có cả các triệu chứng kèm theo như: loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở, lạnh và tê tứ chi,…
1.11 Rối loạn tự miễn
Đôi khi các tế bào bạch cầu có thể bị vật thể xâm nhập và tấn công, gây ra hiện tượng rối loạn tự miễn. Tùy vào mỗi dạng rối loạn khác nhau mà người bệnh có triệu chứng riêng. Tuy nhiên, đau đầu chóng mặt là một triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp.
1.12 Tác dụng phụ của thuốc
Khi mới bắt đầu sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp, bạn có thể cảm thấy đau đầu chóng mặt. Hiện tượng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu rồi mau chóng biến mất nhưng cũng có thể kéo dài hơn.
3. Đau đầu chóng mặt khi nào nguy hiểm?
3.1 Các trường hợp cấp tính
Đa phần những cơn đau đầu chóng mặt là vô hại. Nhưng bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan vì có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng như phình mạch não, đột quỵ với cảm giác đau đầu chóng mặt dữ dội kèm theo các triệu chứng như:
– Buồn nôn và nôn
– Giảm thị lực, nhìn đôi
– Đau cổ và cứng khớp
– Co giật
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Lú lẫn, mất ý thức
– Sụp mí mắt
– Suy yếu, tê hoặc liệt một bộ phận hoặc toàn cơ thể
– Khó khăn trong giao tiếp
– Giảm khả năng nghe – hiểu
Nếu bạn gặp những dấu hiệu như trên, hãy mau chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu dưới bên phải – Triệu chứng bạn cần đề phòng
3.2 Các triệu chứng không quá dữ dội, chớ chủ quan
Dù không gây ra những hiện tượng cấp tính nguy hiểm, các triệu chứng đau đầu, chóng mặt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, khi triệu chứng này xuất hiện đơn độc hay kèm theo nhiều dấu hiệu khác, bạn cũng nên đi khám để cải thiện và điều trị với phương pháp đúng đắn nhất.
Như vậy, có thể nói, đau đầu chóng mặt là một triệu chứng báo hiệu những bất thường của cơ thể. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết đau đầu chóng mặt khám ở đâu là phù hợp nhất. Đừng chủ quan trước những cảnh báo của cơ thể nếu không muốn nhận những hậu quả đáng tiếc.