Nếu xuất hiện cơn đau đầu tension, kèm chóng mặt trong mùa nắng nóng thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cơn đau đầu này có thể “tiềm ẩn” nhiều nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe của bạn.
Bạn đang đọc: Đau đầu tension hay đau đầu căng thẳng chóng mặt mùa nóng
1. Đau đầu tension là gì?
Đau đầu tension hay còn gọi là bệnh đau đầu tuýp căng thẳng được gây ra bởi sự co thắt các cơ vùng da đầu, mặt, hay cổ. Đây là dạng đau đầu phổ biến nhất, hay xuất hiện khi người bệnh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài (khi cơ thể căng thẳng, hệ thần kinh sẽ tiết ra một lượng lớn hormone Cortisol dễ làm tăng huyết áp, khiến nhịp tim đập nhanh hơn, tạo áp lực cao lên thành mạch và gây ra những cơn đau đầu dạng căng thẳng (đau đầu tension)).
Đau đầu tension hay còn gọi là đau đầu căng thẳng, có cảm giác đau ngang ở phần trán như bị ai đó thắt chặt, bóp nghẹt.
2. Nguyên nhân gây đau đầu tension, chóng mặt, mất ngủ mùa nóng
2.1 Stress là nguyên nhân chính gây đau đầu tension
Như đã nói ở trên, căng thẳng tâm lý sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol ức chế hệ thần kinh làm xuất hiện các cơn đau đầu căng thẳng (đau đầu tension).
Có nhiều nguyên nhân gây stress (căng thẳng tâm lý) nhưng thường gặp nhất là áp lực công việc, áp lực thi cử, áp lực gia đình con cái, mất người thân, mất việc làm, kinh doanh thua lỗ, …
2.2 Thân nhiệt bị thay đổi
Nắng nóng khiến nhiều người bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ. Theo các chuyên gia, tình trạng này khá phổ biến trong mùa hè nóng bức. Bởi khi thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài khiến não bộ dễ bị tổn thương do cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị thay đổi (tăng cao hơn). Khi này các mao mạch máu phải giãn nở quá mức để phản ứng lại với nhiệt độ cao từ môi trường, dễ gây tình trạng đau đầu (đau đầu do giãn nở động mạch não).
2.3 Cơ thể mất nước gây đau đầu tension
Bên cạnh đó, trời nóng khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi dẫn tới mất nước và điện giải. Nếu bạn không được bổ sung nước kịp thời, máu sẽ dễ bị kết dính khiến quá trình lưu thông máu kém đi và hậu quả là huyết áp tăng cao, dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới cơn đau nhức đầu, choáng váng.
2.4 Thiếu ngủ gây đau đầu tension
Sự oi bức và khó chịu khi thời tiết nóng nực cũng khiến chất lượng giấc ngủ của chúng ta trở nên kém hơn. Người không được ngủ đủ giấc, não sẽ thiếu dưỡng khí (do thiểu năng tuần hoàn não) là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu tension, chóng mặt.
Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết, người mắc bệnh rối loạn tiền đình, tiền sử chấn thương vùng đầu, lạm dụng chất kích thích, ô nhiễm tiếng ồn,… cũng có thể là tác nhân làm xuất hiện cơn đau đầu tension.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân tim mạch nên ăn gì tốt nhất?
Đau đầu tension chủ yếu do người bệnh bị stress, căng thẳng quá mức do áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình, bạn bè,….
3. Nắng nóng làm trầm trọng hơn các bệnh lý ở não, hệ thần kinh
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh (Trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc) cho biết: “Điều đáng lo ngại là những người có sẵn bệnh lý ở não, hệ thần kinh như thiếu máu não, bệnh động kinh, dị dạng mạch máu não, rối loạn tiền đình, huyết khối tĩnh mạch não, u não, viêm não,…. khi gặp thời tiết nắng nóng sẽ là “chất xúc tác” giúp đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông gây xơ vữa động mạch, dễ dẫn tới đột quỵ xuất huyết não hoặc đột quỵ nhồi máu não”.
Sẽ càng nguy hiểm hơn nữa nếu những người bệnh này lại mắc kèm theo một hoặc nhiều bệnh nền khác như mỡ máu, huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn đông máu,… thì lúc này nguy cơ đột quỵ trong mùa nóng sẽ càng tăng cao.
Tiến sĩ Doanh cũng cho biết thêm, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền, người lao động hoặc vận động viên phải hoạt động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng kéo dài là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ khi trời nóng.
4. Điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe trong mùa nóng
4.1 Chủ động khám sức khỏe ngay cả khi chưa có biểu hiện bất thường
Hiện nay, có nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ trong thời tiết nắng nóng do vận động quá sức mà trước đó người bệnh không hề biết bản thân bị gặp vấn đề ở não, hệ thần kinh hoặc bệnh nền nào đó. Chính sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp khẳng định lại tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân, để qua đó có biện pháp kiểm soát các hoạt động dưới trời nắng một cách phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán cao huyết áp gặp nhiều khó khăn vì bệnh
Tầm soát sức khỏe Não, hệ thần kinh ngay cả khi chưa có biểu hiện bất thường giúp phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn, loại bỏ các yếu tố nguy cơ, xử trí kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
4.2 Giữ cho các chỉ số sức khỏe ở mức ổn định
Với những người có sẵn bệnh lý ở não, hệ thần kinh là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa tính mạng thì cần cẩn trọng hơn khi thời tiết nắng nóng. Cụ thể là cần tuân thủ việc sử dụng thuốc đang điều trị các bệnh nền một cách nghiêm ngặt, không tự ý dừng thuốc hay tăng, giảm liều. Kiểm soát chỉ số huyết áp, đường máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ này được ổn định. Cố gắng ngủ đủ giấc. Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Uống đủ nước để không bị thiếu hoặc mất nước.
4.3 Tập luyện vừa sức
Bạn không nên tập luyện quá sức, hạn chế ra ngoài trong thời điểm nắng nóng nhất (thường từ 12 giờ đến 16 giờ). Khi ra ngoài hoặc làm việc ở ngoài trời nắng, bạn cần trang bị các biện pháp bảo vệ cơ thể. Chẳng hạn như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, che chắn đầu và các cơ quan phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời một cách cẩn thận. Nếu có thể hãy lựa chọn những vị trí thông thoáng, có bóng râm khi làm việc ngoài trời.
4.4 Cần khám sớm khi có triệu chứng bất thường
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, nên đi thăm khám để sàng lọc và loại trừ. Đặc biệt, khi thấy các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ ngày càng tiến triển nặng người bệnh cần đi khám ngay. Thăm khám kịp thời sẽ giúp đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả và điều trị dứt điểm, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.