Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc bên phải thường là triệu chứng của bệnh lý đau dây thần kinh chẩm. Cơn đau điển hình thường bắt đầu tại nền sọ ngay vùng gáy và có thể đau lan tới vùng sau mắt, phía sau, phía trước và phía bên đầu.
Bạn đang đọc: Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc bên phải
1. Đau dây thần kinh đầu bên trái hoặc phải do nguyên nhân nào?
Đau thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có thể có hoặc không có nguyên nhân. Một số bệnh lý như: U, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết có thể dẫn đến đau dây thần kinh chẩm (nguyên nhân thứ phát).
Ngoài ra, có nhiều trường hợp đau thần kinh chẩm do căng cơ cổ mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân
Tựu chung lại, những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm trực tiếp:
– Viêm xương khớp ở cột sống cổ vị trí cao.
– Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ.
– Các dây thần kinh chẩm lớn và chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2 và hoặc C3 bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.
– Bệnh đĩa đệm cột sống cổ.
– Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.
– Do bệnh Gout
– Bệnh đái tháo đường.
– Viêm mạch máu.
– Nhiễm trùng.
2. Đau dây thần kinh đầu do nguyên nhân nào?
Đau thần kinh chẩm là một hội chứng đau đầu có thể có hoặc không có nguyên nhân. Một số bệnh lý như: U, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết có thể dẫn đến đau dây thần kinh chẩm (nguyên nhân thứ phát).
Ngoài ra, có nhiều trường hợp đau thần kinh chẩm do căng cơ cổ mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân
Tựu chung lại, những nguyên nhân dưới đây có thể gây đau dây thần kinh chẩm trực tiếp:
– Viêm xương khớp ở cột sống cổ vị trí cao.
– Chấn thương các dây thần kinh chẩm lớn hoặc chẩm nhỏ.
– Các dây thần kinh chẩm lớn và chẩm nhỏ hoặc rễ cổ C2 và hoặc C3 bị chèn ép do thay đổi thoái hoá cột sống cổ.
– Bệnh đĩa đệm cột sống cổ.
– Khối u ảnh hưởng đến rễ thần kinh C2 và C3.
– Do bệnh Gout
– Bệnh đái tháo đường.
– Viêm mạch máu.
– Nhiễm trùng.
3. Biểu hiện của đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm có các biểu hiện bao gồm:
– Đau liên tục, rát bỏng, hoặc đau thành nhịp, xen kẽ đó là những cơn đau nhói, giật. Cơn đau thường được mô tả tương tự như ở bệnh đau nửa đầu Migraine.
– Cơn đau thường bắt đầu tại nền hộp sọ và có thể đau lan sang phía sau hay dọc theo phần bên đầu.
– Một số bệnh nhân cảm thấy đau phía sau mắt cùng bên bị ảnh hưởng.
– Hầu hết bệnh nhân thường đau ở một bên đầu, bên trái hoặc bên phải nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Ở vài người, cử động cổ có thể gây đau. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm, thậm chí chỉ việc chải tóc cũng có thể làm tăng cơn đau.
Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình tập yoga được không?
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh chẩm
4.1 Chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm
Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh trước hết sẽ hỏi bệnh, khám lâm sàng, sau đó chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể ghi lại các triệu chứng và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng lên cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Nếu có phát hiện bất thường khi khám thần kinh, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây:
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể giúp phát hiện dấu hiệu tủy sống bị chèn ép từ xương, đĩa đệm hoặc máu tụ,…
– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cho thấy hình dạng và kích thước của ống sống, thành phần và các cấu trúc xung quanh của ống sống.
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa điều trị như thế nào, cần lưu ý gì?
4.2 Điều trị đau dây thần kinh chẩm bằng cách nào?
Bệnh lý này có 2 cách hỗ trợ điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh.
Biện pháp bảo tồn thường áp dụng cho đau viêm dây thần kinh ở mức độ nhẹ và vừa với phương pháp nội khoa (dùng thuốc), kết hợp với các phương pháp chăm sóc, trị liệu. Mục tiêu của phương pháp này chủ yếu là giảm đau. Cơn đau sẽ giảm hoặc hết khi chườm ấm, nghỉ ngơi hoặc kết hợp vật lý trị liệu, như xoa bóp, dùng thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật cũng có thể giúp giảm đau.