Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra nếu không được điều trị bệnh cũng có thể gây biến chứng làm suy yếu chi, thậm chí là tàn phế. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng bệnh sẽ giúp có được phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

1.Khái niệm bệnh

1.1.Chức năng dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa còn được biết đến với tên gọi là dây thần kinh hông to. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Trên cơ thể mỗi người đều có hai dây thần kinh tọa phải và trái điều khiển hai bên tương xứng. Chức năng chính của dây thần kinh tọa bao gồm:

  • Chức năng vận động
  • Chi phối cảm giác
  • Dinh dưỡng cho các phần cơ thể nó đi qua

1.2.Đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa biểu hiện bằng cảm giác đau dọc theo đường đi từ dưới cột sống thắt lưng lan xuống mông, qua mặt ngoài đùi đến mặt trước cẳng chân, đến mắt cá ngoài và kết thúc là các ngón chân. Hướng lan tỏa của cơn đau sẽ khác nhau tùy theo vị trí của tổn thương.

Trường hợp phổ biến nhất đó là đau thần kinh tọa một bên và thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi (tuổi lao động). Trước kia bệnh được biết đến với tỷ lệ ở nam cao hơn so với nữ nhưng theo thống kê những năm gần đây tỷ lệ nữ bị đau dây thần kinh tọa tăng cao hơn so với nam giới.

Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp

2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân chính phổ biến nhất gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa là do  là tổn thương tại cột sống gây tổn thương đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm) chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa. Nguyên nhân này chiếm khoảng 80% trường hợp bệnh.

Ngoài ra tình trạng chấn thương vùng xương chậu, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm đĩa đệm đốt sống, viêm thân đốt sống, do lao, do viêm cột sống dính khớp, u tủy… cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa.

Một số yếu tố cũng có thể là điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ gây bệnh như: tuổi cao, tình trạng béo phì, đặc điểm nghề nghiệp (thợ mỏ, thợ lặn, lái xe, vận chuyển đường bộ, nghề tại chỗ, ít vận động…), bệnh lý tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ gây nên tổn thương thần kinh.

3. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán

3.1.Dấu hiệu nhận biết

Khi bị đau dây thần kinh tọa người bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:

  • Cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện đột ngột sau một vận động mạnh hay sau một chấn thương.
  • Cảm giác đau lan tỏa từ thắt lưng đến các ngón chân (đau dọc theo hướng từ dưới cột sống thắt lưng lan xuống vùng mông, mặt ngoài đùi  và mặt trước cẳng chân sau đó đau lan đến mắt cá ngoài và kết thúc là các ngón chân)
  • Tùy vị trí tổn thương mà người bệnh sẽ có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau: tổn thương rễ thần kinh L4 thì đau đến vùng khoeo chân, tổn thương rễ thần kinh L5 thì cơn đau sẽ lan tỏa đến tận bàn chân và các ngón.
  • Tính chất đau có thể thay đổi từ đau âm ỷ đến đau nhói hoặc đau dữ dội kèm theo tê chân, hạn chế cúi, đi lại khó khăn.
  • Người bệnh cũng thường đau một bên, đa số là bên phải, cơn đau sẽ tăng lên khi có một cử động kèm theo như hắt hơi, cúi đột ngột, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đau cả khi đi vệ sinh. Trong một số trường hợp khi cơn đau lan đến mặt trước đùi phải khiến người bệnh rất ngại hành vi quan hệ tình dục (do kích thích đám rối thần kinh thẹn)
  • Cơn đau này sẽ giảm đi khi người bệnh giảm các hoạt động thể lực, nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái hoặc được mát xa, bấm huyệt.

Tìm hiểu thêm: Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

Đau dâu thần kinh tọa thường lan từ thắt lưng xuống các ngón chân

3.2.Chẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh tọa

Để chẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh tọa bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Bên cạnh đó cũng sẽ thực hiện một số nghiệm pháp kiểm tra tình trạng đau ( như dấu hiệu Vallex, dấu hiệu Lasegue…)

Ngoài ra việc chẩn đoán còn dựa trên các kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể như:

  • Chụp X – quang cột sống thường: Kỹ thuật này ít có giá trị chẩn đoán, thường chỉ phát hiện được tình trạng thoái hóa cột sống, trượt đốt sống,tình trạng hủy xương do ung thư.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là kỹ thuật có giá trị chẩn đoán cao để phát hiện tổn thương thoát vị đĩa đệm.

4. Điều trị đau dây thần kinh tọa

Để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa thì trước tiên cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời người bệnh cần được nghỉ ngơi tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc ngồi đứng quá lâu.

  • Điều trị nội khoa cơ bản bằng thuốc: Việc điều trị nội khoa thường được giúp giảm đau và phục hồi vận động bằng các loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ…
  • Kết hợp vật lý trị liệu và đông y: Ngoài các phương pháp điều trị nội khoa thì bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể xây dựng các chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai như mát xa, thể dục trị liệu, đeo đai lưng hỗ trợ tránh quá tải trên đãi đệm cột sốt…
  • Điều trị ngoại khoa: khi có tình trạng chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi, teo cơ…thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật như nội soi, mổ hở, vi phẫu… tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Đau dây thần kinh tọa – nguyên nhân, triệu chứng

>>>>>Xem thêm: Thay khớp háng nhân tạo và những vấn đề xoay quanh

Cần điều trị bệnh kịp thời và đúng cách

Với những kiến thức trong bài viết trên hi vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích về tình trạng đau dây thần kinh tọa như nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách điều trị… Đau dây thần kinh tọa mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây các cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó bệnh không được điều trị phù hợp còn có thể gây yếu chi thậm chí là tàn phế. Vì vậy cần phải chú ý nhận biết các triệu chứng để điều trị kịp thời. Nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ đau dây thần kinh tọa thì cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *