Gót chân là một phần nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu một tải trọng lớn của toàn bộ cơ thể. Vì thế khi bị đau gót chân mà không phải do va chạm, chấn thương,… thì rất có thể nguyên nhân đến từ các bộ phận khác của cơ thể.
Bạn đang đọc: Đau gót chân có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Gót chân là một phần nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu một tải trọng lớn của toàn bộ cơ thể
Dưới đây là những bệnh lý có liên quan đến hiện tượng đau gót chân:
Lưu thông máu kém
Đây là một nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng đau ở gót chân. Nó thường được kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (chẳng hạn như ở thắt lưng, hông, chân…). Nếu chấn thương này không được điều trị hiệu quả, nó có thể dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, dẫn đến tình trạng đau ở gót chân.
Yếu thận
Thận có mối liên hệ tới gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Vì thế khi thận bị suy yếu, năng lượng của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, dẫn đến bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ tăng lên nếu bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.
Gai xương gót
Đây là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Thông thường gai xương gót t không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà nhưng không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ và cách điều trị
Đau gót chân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như gai
Hội chứng đường hầm cổ chân
Do chèn ép dây thần kinh chày sau dẫn đến hiện tượng đau hay rối loạn cảm giác, chẳng hạn như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân, có thể nhầm với viêm cân gan chân. Nguyên nhân dẫn đến chèn ép có thể do gãy xương sau chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính…
Viêm gân gót
Viêm gân gót thường gặp ở vận động viên hoặc những người trước kia là vận động viên các môn như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis… hay vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên.
Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cùng với đó là những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách sẽ khiến gân gót mất tính mềm dẻo, nhanh chóng thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Triệu chứng: đau dọc vùng gân gót hoặc tại điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, có thể nóng đỏ, sờ thấy nổi cục, ấn vào đau, đau tăng lên khi làm động tác gấp duỗi bàn chân.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để nhanh liền xương?đẩy nhanh tốc độ liền xương
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi đau gót chân
Viêm cân gan chân
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau gót chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ làm tác động lên cân gan chân, ban đầu sẽ gây kích thích cơ học, lâu dài sẽ dẫn đến viêm. Cũng có thể cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài dẫn đến viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dần sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót.
Suy tĩnh mạch chi dưới làm đau gót chân
Biến chứng của bệnh có thể dẫn đến viêm tắc ở vùng gót chân. Ngoài triệu chứng đau nhức gót còn kèm theo triệu chứng khác như đau bắp chân, đau đầu gối. Khi bị viêm tắc, sự ứ nghẽn sẽ làm tăng áp lực xương gót dẫn đến căng tức, khó chịu ở người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.