Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán

Gan nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người mắc bệnh béo phì, nam giới sử dụng nhiều bia, rượu, hút thuốc lá. Nếu ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là lành tính. Nhưng nếu không điều trị, sẽ dễ biến chứng thành xơ gan, thậm chí ung thư gan. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ? Các phương pháp giúp phát hiện bệnh gan nói chung hiện nay là gì? sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán

1. Những dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ không được bỏ qua

1.1 Chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi thường xuyên – dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Thông thường gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu có diễn biến rất thầm lặng, đa số đều không có biểu hiện gì. Cho đến khi chúng chuyển qua giai đoạn 2 (gan nhiễm mỡ giai đoạn 2) thì bắt đầu có các dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ như: chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi thường xuyên. Đây là giai đoạn mà khối lượng mỡ trong gan chiếm từ 10-20% tổng lượng lá gan.

Tuy nhiên, các triệu chứng này lại thường khá chung chung, dễ nhầm lẫn với các bệnh ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, nhiều người chủ quan bỏ qua hoặc thăm khám không đúng bệnh, điều trị sai cách khiến bệnh ngày càng tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán

Nếu thấy chán ăn, ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi thường xuyên nên đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ.

1.2 Đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, sút cân nhanh,… – dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Đây là giai đoạn 3, tức là tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan. Đây cũng là giai đoạn nguy hiểm và nặng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.

Nếu có biểu hiện này bạn không được chần chừ, cần phải điều trị đúng cách và kiên trì vì ở giai đoạn này bệnh hoàn toàn có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng. Người bệnh cần chấp nhận sống chung với bệnh và điều trị để kéo dài sự sống vì ở giai đoạn này bệnh khó có thể chữa khỏi được.

1.3 Phát triển tuyến vú, rối loạn cương dương, teo tinh hoàn, rối loạn kinh nguyệt, tăng – giảm cân bất thường

Ở giai đoạn cuối của bệnh gan nhiễm mỡ, có thể xảy ra biểu hiện rối loạn nội tiết tố ở cả nam và nữ.

Theo đó, một số ít trường hợp nam giới bị gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối có thể phát triển tuyến vú, rồi loạn cương dương, teo tinh hoàn.

Đối với nữ giới, có thể tăng hoặc giảm cân bất thường, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không và cách phòng tránh?

Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán

Vàng da, vàng mắt,… là biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn nặng, bạn cần đi thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Các phương pháp giúp phát hiện bệnh gan nói chung

Với sự tiến bộ của khoa học, những công nghệ mới được sử dụng để chẩn đoán sớm và chính xác tình trạng của gan ngay từ khi bệnh chưa biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng, tăng khả năng kiểm soát và điều trị bệnh gan mật hiệu quả.

2.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm gan là việc thực hiện xét nghiệm chức năng gan để phát hiện các tổn thương của gan để từ đó đưa ra những hướng điều trị phù hợp.

– Xét nghiệm men gan: chỉ số AST, chỉ số GGT, chỉ số ALP, chỉ số ALT …

– Xét nghiệm Bilirubin (sắc tố mật): chỉ số Bilirubin huyết thanh, chỉ số Bilirubin niệu

– Xét nghiệm lipid máu: chỉ số HDL-C (Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao), Non-HDL-C (Cholesterol không HDL-C), LDL-C (Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng thấp), TG (Triglyceride)

Các chỉ số khác:

– Urobilinogen

– 5′ Nucleotidase (5NT)

– Amoniac máu (NH3)

– Prothrombin (PT)

– Prothrombin (PT)

2.2 Siêu âm đàn hồi mô gan

Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay để xác định mức độ xơ gan của các bệnh nhân mắc các bệnh lý gan mật: Viêm gan siêu vi B, Viêm gan siêu vi C, Đồng nhiễm viêm gan siêu vi C và HIV, Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), Bệnh gan do rượu, Bệnh gan ứ mật mạn…

Nguyên lý hoạt động;

– Tác động một xung cơ học bên ngoài để tạo sóng biến dạng (shear wave) nhờ một bộ rung (vibrator) có tần số 50 Hz

– Đo tốc độ sóng biến dạng bởi một đầu dò siêu âm một chiều (ultrasound one-dimensional probe) 3,5 Hz.

– Tốc độ lan truyền của sóng biến dạng phản ánh mức độ xơ hóa của gan. Các mô các cứng thì tốc độ lan truyền càng cao.

Ưu điểm:

– Không xâm lấn (không gây đau cho bệnh nhân)

– Nhanh chóng

– Chính xác (tương đương sinh thiết gan)

– Phạm vi rộng hơn (FibroScan có thể đo được thể tích gan lớn gấp 100 lần thể tích gan được kiểm tra bởi sinh thiết gan).

– Giá thành rẻ

Dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: Xử trí khi bị gan nhiễm mỡ

Siêu âm đàn hồi mô gan là một trong những phương pháp giúp phát hiện bệnh gan với độ chính xác cao.

2.3 Siêu âm màu 4D

Ưu điểm:

– Siêu âm 4 chiều

– Hình ảnh sinh động, sắc nét

– Phân định được các thùy, phân thùy và hạ phân thùy của gan, dựa trên mối liên quan với động mạch chủ và tĩnh mạch dưới, tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch trên gan. Nhờ đó có thể phát hiện được nhiều loại thương tổn gan.

Nguyên lý:

Sóng siêu âm phát ra có thể truyền qua môi trường lỏng và chỉ bị cản lại bởi khối không khí, xương và tổ chức mô của cơ thể bệnh nhân. Các tín hiệu âm phản hồi sẽ được đầu dò ghi lại và tạo nên hình ảnh động của các bộ phận cần siêu âm trên màn hình.

2.4 Chụp cộng hưởng từ MRI nguyên lý H2

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cho hình ảnh sắc nét, rõ ràng, có độ chính xác cao, giúp cho việc chẩn đoán bệnh lý chuẩn xác hơn. Có khả năng

Nguyên lý: Sử dụng từ trường và sóng radio để tác động làm phóng thích năng lượng sóng RF. Khi đó máy chụp sẽ thu nhận và xử lý, sau đó chuyển đổi thành các tín hiệu dưới dạng hình ảnh.

Ưu điểm:

– Không dùng tia bức xạ (tia X) không gây nhiễm xạ, trẻ em hay phụ nữ có thai cũng có thể thực hiện. An toàn hơn so với chụp X-quang hoặc CT.

– Không gây tiếng ồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, người bệnh không lo lắng hay sợ hãi.

– Thời gian chụp nhanh chóng khoảng 10-20 phút, không gây đau đớn.

– Không xâm lấn nhưng vẫn có thể phát hiện hầu hết các bất thường trên cơ thể, thậm chí là những khối u rất nhỏ (đến 2mm) ở não, gan, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp, ung thư.

2.5 Chụp cắt lớp vi tính MSCT đa dãy hiện đại

Nguyên lý: Sử dụng tia X quét lên một khu vực cần tầm soát của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với việc xử lý điện toán bằng máy tính để có được hình ảnh hai hoặc ba chiều (2D hoặc 3D) của bộ phận cần chụp.

Ưu điểm:

– Phát hiện sớm những khối u có kích thước nhỏ từ 3 – 5mm, chẩn đoán sớm các bệnh ung thư ở não, phổi, gan, tử cung và buồng trứng cũng như những khối u ở cơ, xương, khớp, ổ bụng, tai – mũi – họng…

– Thực hiện nhanh

– Nhược điểm: Sử dụng tia X nên có thể gây hại cho cơ thể

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *