Ung thư xương là bệnh không còn quá xa lạ khi được nhắc đến. Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào ở xương cũng có thể là dấu hiệu ung thư xương. Cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh ung thư xương trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh ung thư xương phổ biến nhất
1. Bệnh ung thư xương là bệnh gì?
Bệnh ung thư xương là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong xương, đặc biệt nguy hiểm. Vì tế bào ung thư phát triển với tốc độ rất nhanh. Bệnh gây ra những triệu chứng rất đau đớn cho bệnh nhân. Ung thư xương có nhiều dạng như Chondrosarcom, Sarcoma sợi, Ewing sarcoma, u xương ác tính…
Ung thư xương có 2 loại, ung thư nguyên phát bắt nguồn từ tế bào xương và ung thư thứ phát là ung thư nơi khác di căn đến xương.
Nhóm người trẻ tuổi thường là đối tượng bệnh nhân của ung thư xương. Vì đây là thời điểm xương và sụn trưởng thành. Thường khối u phát triển dưới vỏ xương, hủy hoại phần xương mà nó khu trú. Bất kì một vị trí nào trên xương cũng đều có khả năng xuất hiện tế bào ung thư xương. Nhưng có đến trên 50% bệnh nhân ung thư xương xuất hiện tế bào ung thư tại những xương dài là xương cánh tay và xương chân. Gần 50% số bệnh nhân còn lại, khối u ác xuất hiện ở đầu dưới xương đùi hoặc đầu trên xương chày, vùng xung quanh khớp gối. Còn lại là ung thư xương khung chậu hoặc ung thư đầu trên xương đùi.
Ung thư xương là bệnh ác tính nguy hiểm
2. Dấu hiệu bệnh ung thư xương phổ biến nhất
Phát hiện bệnh ung thư xương ở giai đoạn đầu sẽ hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt, căn bệnh ung thư xương lại rất hay xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi, tương lai phía trước rất dài. Do vậy việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho bệnh nhân không phải đoạn chi, tránh những ảnh hưởng lớn đến tinh thần.
Một số dấu hiệu ung thư xương phổ biến nhất, giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh quái ác này.
2.1. Nổi u cục hoặc sưng bất thường – Dấu hiệu ung thư xương sớm nhất
Giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể cảm nhận được khối u xuất hiện ở xương khi sờ vào. Cảm giác sưng đau xuất hiện đồng thời với những u cục bất thường. Tại những u cục và vết sưng bất thường này, người bệnh có thể cảm nhận tình trạng nóng và đau. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài, mô xương bị hủy hoại sẽ nhô ra ngoài, xuất hiện những chỗ lồi lõm trên cơ thể.
2.2. Người bệnh bị teo cơ – Một dấu hiệu ung thư xương không thể bỏ qua
Dấu hiệu teo cơ sẽ đến sau dấu hiệu sưng đau. Khi người bệnh bị sưng đau xương quá lâu, ảnh hưởng đến đi lại. Việc đau ngại đi cũng dẫn đến tình trạng teo cơ. Hoặc bệnh đã tiến triển sang một giai đoạn mới khiến ảnh hưởng đến chức năng xương từ đó gây ra triệu chứng teo cơ, rối loạn chức năng xương…
2.3. Dấu hiệu đau nhức toàn cơ thể thường xuyên
Ngay ở giai đoạn sớm, bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện những mệt mỏi bất thường. Bệnh nhân cảm thấy thiếu hụt sức lực trong các hoạt động công việc hằng ngày. Ở giai đoạn sau, các độc tố trong khối u kích thích khiến cơ thể thường xuyên bị đau nhức. Một loạt triệu chứng toàn thân kéo đến: Chán ăn, sụt cân, thiếu máu, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm…
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt
Đau nhức tại chỗ và đau nhức toàn thân cảnh báo dấu hiệu ung thư xương
2.4. Người bệnh dễ bị gãy xương
Tại các phần xương xuất hiện khối u, với tác động của một lực không lớn cũng có thể khiến phần xương đó bị gãy hoặc đau nhức rất nghiêm trọng. Nếu tình trạng đau nhức xương diễn ra lâu và thường xuyên khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt chi.
2.5. Dấu hiệu bị chèn ép
Khi khối u phát triển, sẽ gây chèn ép vào các hệ thống dây thần kinh, mô, cơ… Khối u xương vùng chậu chèn ép vào bàng quang, ruột… Khối u ở tủy sẽ chèn ép vào cột sống, gây liệt…
3. Những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh ung thư xương?
3.1. Ung thư xương nguyên phát gây ra do đâu?
Bệnh nhân có thể bị ung thư nguyên phát bắt đầu từ xương. Còn lại, bệnh nhân ung thư xương thứ phát, do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới.
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân nào gây ra tình trạng ung thư xương nguyên phát.
Một số bệnh nhân ung thư xương lớn tuổi là do bị bệnh Paget xương. Đây là một tổn thương có sự phát triển bất thường của tế bào xương.
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear
Ung thư xương nguyên phát thường gặp ở nhóm đối tượng trẻ em
3.2. Nguyên nhân ung thư xương do yếu tố di truyền
Người ta thống kê có yếu tố di truyền gây ra bệnh ung thư xương, như sau:
– Trong gia đình có người từng mắc hội chứng Li – Fraumeni: Những người mắc hội chứng này có đặc điểm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau của cơ thể. Trong đó, bao gồm ung thư xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư máu…
– Trong gia đình có người mắc hội chứng Rothmund – Thomson: Mắc hội chứng này có đặc điểm tầm vóc người lùn đi, làm xuất hiện những biến đổi của xương, gây phát ban và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.
– Những trẻ em bị mắc u nguyên bào võng mạc di truyền cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh ung thư xương.
Ngoài ra, người ta còn thống kê cho thấy, xạ trị đôi khi cũng có liên quan đến tình trạng ung thư xương.
3.3. Những nguyên nhân khác gây ra ung thư xương
Những người bị rối loạn gene ức chế ung thư P53 cũng có nguy cơ cao bị ung thư xương.
Những người bị chấn thương mạn tính ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.
Ung thư xương là bệnh lý ác tính nguy hiểm. Khi thấy bất cứ có dấu hiệu bất thường nào bạn cần đi khám ngay. Đặc biệt đây lại là bệnh ung thư thường xuất hiện ở nhóm đối tượng ít tuổi, do đó cha mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Không chủ quan trước những dấu hiệu đau nhức chân tay của trẻ. Thông thường khi đã cảm nhận được chân, tay có những khối u gây đau nhức thì bệnh ung thư xương đã phát triển đến giai đoạn 2. Với nhiều người trẻ tuổi qua 30 tuổi, xuất hiện trình trạng đau nhức mỏi khớp, khó đi lại cũng nên cẩn trọng với bệnh ung thư xương.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, k
hông thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.