Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân lớn gây vô sinh ở nữ giới. Thậm chí, căn bệnh này còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được tầm soát phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã mắc ung thư cổ tử cung, lúc này hãy làm tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo bạn nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung
1. Nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung khi nào?
1.1. Dấu hiệu cảnh báo nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung
– Ra máu bất thường ở âm đạo: Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh ung thư cổ tử cung. Bạn có thể bị chảy máu vào giữa các kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc bất cứ lúc nào sau khi mãn kinh.
– Dịch âm đạo có mùi hôi: Dịch âm đạo tiết ra nhiều một cách bất thường, có màu xanh/ vàng hoặc mủ lẫn máu.
– Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục: Đau khi quan hệ tình dục có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu bất thường trong cơ thể khi mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung.
– Đau ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới: Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới buốt và tập trung ở một vị trí của vùng xương hông, sau đó khuếch tán dần hoặc xuất hiện cùng lúc tại bất kỳ khu vực nào ở xương hông. Nếu cơn đau chỉ mới xảy ra gần đây và bạn đang không ở trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
– Có chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Ung thư cổ tử cung sẽ gây mất cân bằng hormone ở trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng. Vì vậy, bệnh nhân có thể bị chậm kinh hoặc kinh nguyệt có màu đen sẫm…
– Thay đổi thói quen đi tiểu tiện, đại tiện: Nếu bạn nhận thấy việc tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được hoặc có ít máu ở trong nước tiểu thì có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
– Bị sưng đau ở chân: Khi khối u phát triển lớn sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và mạch máu của vùng xương chậu gây nên tình trạng đau và sưng chân.
Có thể thấy, bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Điều này khiến cho nhiều chị em phụ nữ thường bỏ qua và lơ là đến việc sàng lọc ung thư định kỳ. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, ngay cả khi chưa thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì hãy tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.
Bệnh ung thư cổ tử cung vào giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác
1.2. Đối tượng nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Dưới đây là một số đối tượng nên tiến hành các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung:
– Nữ giới từ 21 tuổi trở lên. Từ 21 đến 29 tuổi, bạn nên làm xét nghiệm Pap 3 năm/ lần. Người trong nhóm tuổi này không cần thiết phải làm xét nghiệm HPV trừ khi kết quả xét nghiệm Pap có bất thường.
– Nữ giới độ tuổi từ 30 – 65 tuổi nên làm xét nghiệm Pap kèm với xét nghiệm HPV (được gọi là “xét nghiệm kép”) với tần suất khoảng 5 năm/ lần. Hoặc bạn cũng có thể làm riêng xét nghiệm Pap 3 năm/ lần.
– Nữ giới trên 65 tuổi đã được tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung nhận kết quả không có gì bất thường theo định kỳ trong 10 năm thì không cần thiết tiếp tục làm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 65 tuổi nếu có tiền sử CIN2, CIN3 hoặc ung thư biểu mô tại chỗ thì nên tiếp tục sàng lọc cho ít nhất 20 năm sau khi được chẩn đoán.
– Tất cả nữ giới đã tiêm vắc – xin phòng ngừa HPV vẫn nên tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung theo khuyến nghị dành cho nhóm tuổi của mình.
Tìm hiểu thêm: Sinh mổ gây tê có đau không?
Nữ giới từ độ tuổi 21 trở lên cần quan tâm tới vấn đề đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ
2. Lưu ý quan trọng khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung đảm bảo kết quả chính xác, giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:
– Không sử dụng kem bôi trơn vùng âm đạo trong vòng 24h trước khi đi thăm khám.
– Không thực hiện tầm soát vào những ngày kinh nguyệt vì điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng mẫu thu thập được. Thời điểm thích hợp nhất để nữ giới tầm soát là vào khoảng 10 – 14 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
– Không tiến hành tầm soát trong vòng 24 – 28h sau quan hệ tình dục.
– Không được thụt rửa âm đạo hoặc tác động đến âm đạo trong vòng 2 – 3 ngày trước khi đi tầm soát.
– Cần thông báo ngay với bác sĩ thăm khám nếu bạn đang đặt thuốc hoặc trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
>>>>>Xem thêm: Tự lấy vôi răng có an toàn, hiệu quả không và lưu ý
Hãy lưu ý một số vấn đề trước khi đi khám để đảm bảo an toàn và chính xác
Thấu hiểu nỗi lo lắng của hàng triệu chị em phụ nữ trước căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, hiện nay, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai gói tầm soát ung thư cổ tử cung với nhiều danh mục cần thiết. TCI luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng đầu, luôn tận tâm thăm khám cho người bệnh… Nhờ đó, giúp nhiều chị em phụ nữ phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý và phòng ngừa hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được những vấn đề liên quan tới việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy luôn chú ý thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình càng sớm càng tốt nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.