Viêm loét dạ dày đại trực tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng khó lường
Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày đại trực tràng
Nhiều thống kê gần đây cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng viêm loét dạ dày đại trực tràng đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân của tình trạng này là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý.
Viêm loét dạ dày đại trực tràng là tình trạng tổn thương ở niêm mạc đại trực tràng gây xuất huyết đại tràng, biểu hiện của là đi ngoài ra máu. Do các triệu chứng của bệnh rất giống với bệnh kiết lỵ, nên trong giai đoạn đầu bị bệnh thường rất dễ nhầm là bị bệnh kiết lỵ, hầu như các trường hợp mắc bệnh đều nhập viện trong tình trạng bệnh đã nặng.
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày đại trực tràng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu nhiễm bệnh là do ký sinh trùng như sán, amid lỵ người bệnh có dấu hiệu sốt, phân có máu,…
Tuy nhiên, viêm loét dạ dày đại trực tràng cũng tùy theo từng mức độ tổn thương mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những trường hợp viêm loét đại trực tràng kèm theo chảy máu sẽ có triệu chứng giống tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phân nhiều nhầy máu, bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân; Có cảm giác đau bụng, khi đau bụng muốn đi đại tiện ngay, …
Ngoài ra, người bệnh bị suy kiệt do mất ăn mất ngủ, thiếu máu, có những lúc hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, thậm chí có thể bị ngất.
Chẩn đoán viêm loét dạ dày đại trực tràng
Tìm hiểu thêm: Viêm ruột nhiễm khuẩn Hiểu đúng về bệnh viêm ruột
Nội soi là phương pháp chủ yếu có giá trị tích cực trong chẩn đoán bệnh, soi đại tràng dọc theo trực tràng và đại tràng xuống nếu thấy nhiều đám xuất huyết chảy máu đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh, ở những trường hợp nặng máu chảy đầy trong lòng trực tràng, thậm chí có thể thiếu máu cấp tính, bệnh nhân phải vào viện cấp cứu ngay vì chảy máu tiêu hóa rất rõ rệt.
Quá trình điều viêm loét đại trực tràng chảy máu cơ bản là điều trị chảy máu tiêu hóa cấp, tiến hành cầm máu và bù lại lượng máu đã mất bằng cách truyền máu.
Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp tối ưu nhất trong phòng bệnh viêm dạ dày đại trực tràng
Bệnh viêm loét dạ dày đại trực tràng chỉ có thể phát hiện được khi làm nội soi, sinh thiết. Do đó, khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng 1 lần là phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất, đảm bảo phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn khởi phát, ngăn không cho bệnh diễn biến nặng, thậm chí gây ung thư.
>>>>>Xem thêm: Trị viêm dạ dày đúng cách, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát
Ngoài ra, chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh, vì vậy cùng với chế độ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp… Tránh làm việc ngay sau bữa ăn, tránh căng thẳng gây stress làm bệnh nặng hơn, không dùng các chất kích thích.
Nên tập luyện thể dục mỗi ngày, tập thư giãn giúp cơ thể khỏe mạnh,phòng ngừa bệnh hiệu quả.