Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ em bị viêm amidan

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm amidan bởi sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc bệnh. Đặc biệt, khi giao mùa và trời chuyển lạnh, họng các bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu đáng lưu ý khi trẻ em bị viêm amidan mà bố mẹ cần biết để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ em bị viêm amidan

Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ em bị viêm amidan

Bố mẹ cần chú ý để sớm phát hiện các dấu hiệu viêm amidan cho con.

1. Bệnh viêm amidan là gì?

Amidan là 2 tổ chức bạch huyết (hay còn gọi là lympho) nằm ở sau hầu họng, là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan có vai trò ngăn chặn vi khuẩn. virus xâm nhập vào hô hấp và tiết ra kháng thể chống lại tình trạng nhiễm khuẩn gây ra do các tác nhân gây bệnh. Amidan có cấu tạo gồm:
– Amidan khẩu cái
– Amidan vòm
– Amidan vòi
– Amidan lưỡi

Trong đó, amidan khẩu cái là phần lớn nhất, nằm ngay bên thành họng. Đây là bộ phận dễ bị tấn công, nhiễm khuẩn gây nên tình trạng viêm. Viêm amidan là bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi. Nếu tình trạng viêm amidan không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm nhiễm và gây bệnh cho các bộ phận khác. Đặc biệt với đối tượng non nớt như trẻ em thì càng cần phải chú ý.

2. Vì sao trẻ bị viêm amidan?

Trẻ em bị viêm amidan có thể vì các nguyên nhân dưới đây:
– Do các virus như: Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza,…
– Vệ sinh cá nhân kém dễ bị nhiễm khuẩn
– Trẻ ăn uống nhiều thực phẩm không có lợi như: đồ uống quá cay nóng, lạnh
– Yếu tố môi trường sống ô nhiễm, khói bụi cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc viêm amidan
– Thời tiết thay đổi đột ngột như chuyển mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp cũng dễ khiến trẻ mắc viêm amidan

3. Dấu hiệu cảnh báo trẻ em bị viêm amidan

Viêm amidan ở trẻ hường là thể viêm amidan cấp tính, có các biểu hiện bệnh đáng chú ý như sau:
– Amidan khẩu cái bị đỏ, sưng lớn, tiết nhiều dịch gây đau đớn, khó chịu
– Quan sát bằng mắt thường thì thấy amidan có nhiều đốm màu trắng hoặc vàng
– Nổi hạch ở vùng cổ hàm
– Viêm amidan có thể khiến trẻ bị đau tai, nhức đầu
– Trẻ có các cơn sốt đột ngột 38 – 39 độ hoặc có thể cao hơn, có biểu hiện rét run
– Biểu hiện nốt khó

Tìm hiểu thêm: Bị tay chân miệng cấp độ 1 có cần đưa trẻ đi viện không?

Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ em bị viêm amidan

Trẻ bị viêm amidan thường có dấu hiệu sốt cao có khi lên tới trên 39 độ.

Viêm amidan cấp tính thường xảy ra với trẻ dưới 4 tuổi, cơn đau amidan và sốt khiến trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, kém ăn, khô miệng, khô da, rét run…. Đây cũng có thể trở thành dấu hiệu nhắc nhở bố mẹ rằng con đang gặp vấn đề cần được kiểm tra ngay lập tức.

Bên cạnh đó, viêm amidan còn có thể mạn tính. Thể viêm này không có các triệu chứng đặc biệt. Về bản chất nó là viêm amidan tái lại nhiều lần nên nó có những dấu hiệu điển hình của viêm amidan cấp. Ngoài ra còn có các biểu hiện trên toàn thân như:
– Hơi thở có mùi hôi. Viêm amidan mạn tính tạo nên các hố amidan là nơi tích tụ vi khuẩn, dịch mủ.
– Trẻ không bị rét run
– Amidan viêm tái lại nhiều lần khiến trẻ dễ ốm vặt đặc biệt là ho nhiều vào sáng sớm và sốt về chiều
– Trẻ em bị viêm amidan mãn tính có ngủ ngáy
– Hơi thở khò khè
– Ho nhiều gây rát họng và thay đổi giọng nói

Trẻ bị viêm amidan thường bị sốt khoảng 1 – 4 ngày. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì triệu chứng này sẽ sớm kết thúc. Việc điều trị sớm sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực của bệnh đến sức khỏe con.

4. Bố mẹ cần làm gì khi con bị viêm amidan

Viêm amidan gây nên tình trạng sốt cao ở trẻ và khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn. Vì vậy, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là bình tĩnh và chăm sóc con để hạ cơn sốt của con trước tiên. Để hạ cơn sốt của trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
– Chườm ấm kết hợp lau người ở những vùng như nách, bẹn
– Dùng thuốc hạ sốt có tác dụng nhanh nhưng cần chỉ định của bác sĩ hoặc bố mẹ chỉ sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol
– Nới lỏng quần áo của trẻ, không được cuốn trẻ trong chăn hoặc mặc quần áo dày kể cả khi trẻ có dấu hiệu rét run
– Bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước, pha oresol đúng liều lượng sử dụng trong ngày
– Không được cho trẻ dùng đồ uống lạnh hoặc thức ăn quá cay nóng
– Chia nhỏ bữa ăn, ăn lỏng

Bố mẹ tuyệt đối không nghe theo các mẹo dân gian để chữa trị, hạ sốt cho con. Việc hạ sốt chỉ là biện pháp tạm thời. Bố mẹ vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được thăm khám và điều trị viêm amidan kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo khi trẻ em bị viêm amidan

>>>>>Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm hay không?

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

5. Điều trị viêm amidan ở trẻ em

Trẻ được tiến hành chẩn đoán để xác định bệnh và phân biệt với các bệnh khác. Các bác sĩ có thể thực hiện theo các biện pháp:
– Soi chiếu, kiểm tra tổng thể tai, mũi họng để phát hiện các ổ nhiễm khuẩn
– Kiểm tra cổ họng, vùng amidan xem có dấu hiệu sưng tấy hay không
– Làm các xét nghiệm liên quan

Việc điều trị khi trẻ viêm amidan phụ thuộc vào tình trạng viêm. Nếu trẻ mới viêm nhẹ, trẻ không nhất thiết phải dùng thuốc nhưng cần đảm bảo vệ sinh miệng sạch sẽ, uống nước ấm. Nếu viêm nặng, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp dưới đây:
– Dùng thuốc kháng sinh điều trị ổ nhiễm khuẩn cần tuân thủ đúng phác đồ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
– Tiến hành phẫu thuật cắt amidan trong trường hợp trẻ đã bị viêm mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần hoặc với trường hợp trẻ không đáp ứng với pháp đồ điều trị bằng thuốc. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt amidan ít đau ít chảy máu được áp dụng kể cả với trẻ em. Qua thăm khám các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể và đưa ra khuyến nghị với bố mẹ. Việc cắt bỏ amidan viêm lâu ngày sẽ ngăn ngừa các biến chứng xảy ra khi nó không còn chức năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tóm lại, sưng viêm amidan là bệnh có thể đem lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên đây, bố mẹ sẽ hiểu hơn về bệnh để có thể chăm sóc con tốt hơn. Bố mẹ sẽ không phải đi một mình trên chặng đường đó bởi có Thu Cúc TCI đồng hành và chăm sóc con yêu cùng bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *