Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

Quá trình phát triển bệnh viêm tuyến giáp hashimoto diễn ra âm thầm trong thời gian dài nên người bệnh dễ chủ quan. Tùy vào mức độ của bệnh, dấu hiệu ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

1. Sơ lược về viêm tuyến giáp hashimoto

Tuyến giáp có hình dạng cánh bướm, nằm ở vùng cổ. Đây là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, tiết ra 2 hormone là T3, T4 có chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tim mạch.

Viêm tuyến giáp hashimoto (bệnh hashimoto) là một bệnh tự miễn, xảy ra do rối loạn miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng hệ thống miễn dịch “tấn công” nhầm chính mô của cơ thể. Khi tuyến giáp không kịp sản xuất các hormone mà cơ thể cần sẽ dẫn đến bệnh suy giáp.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

Hình ảnh tuyến giáp bị viêm.

2. Các dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

Bệnh tiến triển trong khoảng thời gian dài, có rất nhiều triệu chứng nhưng không rõ ràng. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể gây rối loạn các chức năng của nang giáp, gây tình trạng cường giáp thoáng qua, sau đó là bình giáp kéo dài và cuối cùng là giai đoạn suy giáp.

Đa số các bệnh nhân tới khám và phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng nhất. Dấu hiệu bệnh khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể:

2.1. Dấu hiệu viêm tuyến giáp hashimoto biểu hiện toàn thân

– Khó đi đại tiện do táo bón kéo dài

– Khàn tiếng (khàn giọng)

– Mặt phù nề, rụng tóc nhiều

– Da khô, xanh xao nhợt nhạt (biểu hiện thiếu máu), mặt phù tròn

– Đột nhiên tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân, mặc dù có triệu chứng chán ăn

– Cơ thể sợ lạnh, hay mệt mỏi

– Buồn ngủ, trầm cảm

Chán nản, thiếu tập trung khi học tập, làm việc

– Hay căng thẳng, lo âu

– Đau cơ vai và cơ đùi

– Ở nữ giới có thể gặp tình trạng rong kinh, kinh nguyệt nhiều

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp thắc mắc] Bị tuyến giáp kiêng ăn gì?

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

Tình trạng rong kinh ở phụ nữ cũng là một dấu hiệu bệnh

2.2. Dấu hiệu viêm tuyến giáp hashimoto tại tuyến giáp

– Giai đoạn đầu: 95% người bệnh thường không có biểu hiện gì rõ ràng.

– Giai đoạn phát hiện muộn: Tuyến giáp có kích cỡ to, lan rộng, mật độ chắc. Tuyến giáp có thể lớn lan tỏa ra cả hai bên thùy, đối xứng, đè lên các cơ quan lân cận, gây khó khăn khi nuốt nhẹ do thực quản bị đè ép. Nhưng một tuyến giáp có thể có kích cỡ không đều, không đối xứng, có nhiều nốt nhỏ, trội lên ở một thùy, phát triển thành khối chắc chắn.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng lên khiến các dấu hiệu trở nên rõ rệt. Tiêu biểu là tuyến giáp to lên, bệnh nhân hoạt động chậm chạp, trí nhớ giảm sút… Với bệnh nhân lớn tuổi, tình trạng suy giáp nặng có thể gây hôn mê. Khi bệnh nhân phát hiện bị mỡ máu cao, việc điều trị viêm tuyến giáp cũng sẽ kém hiệu quả.

3. Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

Theo số liệu thống kê, bệnh viêm tuyến giáp hashimoto ngày càng “phủ sóng” rộng rãi ở mọi độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này lên tới 90%, cao hơn hẳn nam giới. Thông thường bệnh xảy ra ở độ tuổi 30 – 60, có thể kèm yếu tố gia đình.

Bệnh lý này có thể xảy ra cùng với một số bệnh tự miễn khác như: xơ gan, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính, suy buồng trứng, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận, tóc bạc sớm.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm tuyến giáp hashimoto

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nang tuyến giáp là gì

Bệnh hashimoto gây khó khăn khi nuốt nhẹ

4. Nguyên nhân gây bệnh

Trong bệnh hashimoto, kháng thể do hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra sẽ “tấn công” làm hỏng mô tuyến giáp. Nguyên nhân tấn công các tế bào tuyến giáp của hệ thống miễn dịch là không rõ ràng. Các yếu tố gây bệnh hashimoto có thể kể đến:

– Hormone giới tính: Nữ giới mắc bệnh này nhiều hơn gấp 7 lần so với nam giới. Sự khác biệt về các hormone giới tính có thể coi là yếu tố quan trọng gây bệnh. Đặc biệt, một số trường hợp phụ nữ còn mắc bệnh hashimoto trong thời kỳ đầu mang thai.

– Gen di truyền: Những bệnh nhân mắc bệnh lý này thường có người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh.

– Tăng iod vượt ngưỡng quy định.

– Yếu tố môi trường như phơi nhiễm phóng xạ hay những bệnh nhân ung thư máu điều trị bằng phương pháp xạ trị.

5. Biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh hashimoto

Nếu không điều trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto kịp thời và hiệu quả thì người bệnh sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề như sau:

– Gây ra các bệnh lý về tim mạch: Xơ vữa mạch máu, suy tim…

– Biến chứng vô sinh: Nồng độ hormone tuyến giáp ít sẽ gây ức chế và ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng.

– Biến chứng tâm thần kinh: Bệnh nhân rất dễ rơi vào trầm cảm.

– Biến chứng phù niêm: Người bệnh có thể rơi vào hôn mê.

– Biến chứng ở phụ nữ có thai: Tùy theo mức độ suy giáp mà người bệnh có thể gặp các nguy cơ như thai lưu, sảy thai, thai nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, phát triển chậm về trí tuệ và thể chất. Vì vậy, cần có biện pháp kịp thời để ngăn chặn các biến chứng xấu với thai phụ.

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Ngoài căn cứ vào các triệu chứng của bệnh, để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể dùng phương pháp xét nghiệm máu. Phương pháp này giúp đo lường nồng độ hormone tuyến giáp hiện tại và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp.

– Xét nghiệm hormone: Kết quả xét nghiệm thể hiện nồng độ hormone được sản xuất bởi tuyến giáp. Nếu tuyến giáp suy yếu thì nồng độ hormone sẽ thấp và ngược lại.

– Xét nghiệm kháng thể: Bệnh hashimoto là một bệnh tự miễn, có liên quan trực tiếp đến sự sản xuất của các kháng thể như peroxidase tuyến giáp. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết được tình trạng viêm tuyến giáp của bệnh nhân đang ở cấp độ nào.

7. Phương hướng điều trị bệnh

Cách điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân đã có suy giáp hay chưa. Thông thường nếu hormone tuyến giáp không thiếu hụt thì bệnh nhân không cần điều trị gì nhưng cần đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh, tránh suy giáp. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh hashimoto.

Những bệnh nhân bị thiếu hụt hormone sẽ được điều trị bằng hormone giáp tổng hợp thay thế. Đây là thuốc có cấu trúc và công dụng như hormone tự nhiên do tuyến giáp sinh ra.

Bệnh nhân thường sẽ thấy đỡ mệt sau khi điều trị một thời gian ngắn, nhưng để cải thiện các triệu chứng cũng như các chỉ số xét nghiệm (cholesterol, TSH, T4…) về bình thường thì sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *