Có thai ngoài dạ con là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy vậy, việc chửa ngoài dạ con ở giai đoạn đầu thường khó nhận thấy vì dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức về dấu hiệu có thai ngoài dạ con để chị em nắm rõ.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu có thai ngoài dạ con tháng đầu nên lưu ý
1. Có thai ngoài dạ con (chửa ngoài tử cung) là gì?
Có thai ngoài dạ con là một hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ. Đây là tình trạng mà phôi thai không được đậu tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở một vị trí khác. Các khu vực mà thai chửa ngoài dạ con làm tổ sai vị trí có thể ở:
– Vòi tử cung: Là vị trí mà đa số trường hợp thai ngoài dạ con hay gặp nhất
– Thai nằm ở khu vực vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc buồng trứng (ít gặp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra)
Hiện tượng chửa ngoài tử cung không hề hiếm gặp ở phụ nữ nhưng để lại hệ quả nguy hiểm, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện từ sớm
Thai nhi nằm ngoài buồng tử cung sẽ không được tử cung bảo vệ, túi thai khi phát triển lớn về kích thước có thể vỡ bất kỳ lúc nào gây chảy máu ồ ạt và đe dọa gây nguy kịch đến tính mạng của thai phụ.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng có thai ngoài dạ con
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về nguyên nhân khiến chị em bị mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nguyên nhân thường được nghĩ đến đầu tiên là do sự biến dạng của vòi trứng, cụ thể trong các trường hợp sau:
– Vòi trứng bị viêm trong quá trình nạo hút thai, viêm vùng chậu do nhiễm các bệnh STD
– Trong lòng vòi trứng có xuất hiện các khối u
– Vòi trứng bị thu hẹp lại sau khi phẫu thuật tạo hình vòi trứng
– Do hiện tượng co thắt vòi trứng gây ra những nhu động bất bình thường
– Ngoài ra không loại trừ nguyên nhân do hệ quả từ việc thực hiện phẫu thuật ở vùng tiểu khung
3. 3 dấu hiệu mang thai ngoài dạ con rõ thấy nhất
Dấu hiệu mang thai ngoài dạ con rất hay bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh đau dạ dày hoặc triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Chính điều này đã làm cản trở quá trình phát hiện và điều trị sớm.
Thông thường từ 7 – 10 ngày sau khi giao phối, trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau và hợp thành phôi thai. Ở người bình thường khi siêu âm sẽ thấy túi ối được hình thành trong buồng tử cung. Tuy nhiên, ở phụ nữ chửa ngoài dạ con khi siêu âm sẽ không thấy thai nhi trong buồng tử cung, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết về tình trạng có thai ngoài dạ con:
3.1 Dấu hiệu có thai ngoài dạ con đầu tiên – Chậm kinh
Giống như các trường hợp mang thai bình thường, chậm kinh là dấu hiệu không thể thiếu của thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là dấu hiệu để xem chúng ta có mang thai hay không, hay còn do một vài nguyên nhân khác. Cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm máu hoặc các phương pháp thử thai khác để cho kết quả chắc chắn hơn.
3.2 Dấu hiệu có thai ngoài dạ con thứ 2 – Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là hiện tượng dễ gây nhầm lẫn nhất và thường được chị em bỏ qua vì tưởng lầm do chu kỳ kinh nguyệt. Chảy máu âm đạo xảy ra đối với trường hợp thai ngoài tử cung thường đi kèm hiện tượng rò rỉ máu, máu có mầu đậm hơn bình thường như màu nâu đen hoặc socola và thường sẽ lẫn 1 ít màng nhầy.
3.3 Dấu hiệu thứ 3 – Đau bụng dưới
Một triệu chứng của chửa ngoài tử cung trong giai đoạn đầu mà các mẹ nên lưu ý đó là đau bụng dưới. Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện với tần suất ngày một nhiều với mức độ đau ngày một nặng, từ đau âm ỉ đến đau quằn quại. Cơn đau thường kéo dài trong vòng nhiều ngày mà không thuyên giảm, kèm theo đó nhiều người có thể bị táo bón.
Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày và những điều cần biết
Đau quặn vùng bụng dưới là dấu hiệu có thai ngoài dạ con rõ ràng nhất
Ngoài ra 1 số mẹ còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như ra nhiều mồ hôi, bủn rủn tay chân, chóng mặt, hoa mắt, thở gấp, thậm chí là ngất xỉu. Lúc này thai ngoài tử cung đã bị vỡ và các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
4. Thai ngoài tử cung nên xử trí thế nào?
Nếu không may bị chửa ngoài tử cung, bạn hãy nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp nhất.
Dựa vào các yếu tố như tình trạng lâm sàng của mẹ, vị trí thai ngoài dạ con, kích thước của phôi thai…mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất cho mẹ. Thông thường sẽ có 3 biện pháp điều trị sau:
– Điều trị thai ngoài dạ con bằng nội khoa (dùng thuốc)
Loại thuốc phổ biến trong điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Đây là loại thuốc nhằm ngăn chặn các tế bào thai nhi phát triển, đình chỉ thai kỳ nhưng vẫn bảo tồn được ống dẫn trứng.
– Phẫu thuật mổ mở loại bỏ thai ngoài tử cung
Phẫu thuật mổ thường được thực hiện khi túi thai đã vỡ và gây chảy máu ồ ạt khu vực ổ bụng. Sản phụ chửa ngoài tử cung bị vỡ phải kết hợp cùng hồi sức chống choáng do bị mất nhiều máu. Hiện nay hầu hết các trường hợp thai ngoài tử cung đều được phát hiện sớm nên rất hiếm ca phải áp dụng đến phương pháp này.
>>>>>Xem thêm: Ợ chua và ợ nóng có nguy hiểm không?
Phẫu thuật mổ mở khá phức tạp, đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao cũng như phải đáp ứng đầy đủ về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị y tế
– Phẫu thuật nội soi trong điều trị thai ngoài dạ con
Đây là phương pháp phổ biến nhất và được áp dụng rộng rãi đối với các trường hợp thai ngoài tử cung. Phương pháp nội soi sẽ giúp chẩn đoán chính xác thai ngoài tử cung. Ngoài ra phương pháp nội soi cũng có thể giúp chị em bảo tồn toàn vẹn vòi trứng đối với những trường hợp vẫn có nhu cầu sinh em bé.
Qua thông tin bài viết vừa cung cấp, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường của cơ thể khi có nghi vấn về việc mang thai ngoài dạ con. Đồng thời chị em cũng nên tới các cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện từ sớm các vấn đề bất thường của buồng trứng, tử cung hoặc âm đạo để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn nguy cơ chửa ngoài tử cung có thể xảy ra.
Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài của TCI để có những giải đáp cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.