Mọi người cần biết về các dấu hiệu của đau ruột thừa để giúp phát hiện bệnh sớm. Nếu bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tới tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu về các thông tin liên quan tới bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu của đau ruột thừa không thể bỏ qua
1. Tìm hiểu về đau ruột thừa
Dấu hiệu của đau ruột thừa ở mỗi người sẽ khác nhau. Vậy đau ruột thừa là gì? Những ai dễ có nguy cơ bị đau ruột thừa?
1.1 Khái niệm
Đau ruột thừa là tình trạng xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải. Ruột thừa được ví là một chiếc túi nhỏ gắn liền với ruột. Khi bộ phận này bị tắc nghẽn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và dẫn tới sưng tấy, có mủ. Tình trạng viêm ruột thừa làm chặn lưu lượng máu. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến ruột bị vỡ, vi khuẩn tràn vào khoang bụng có thể dẫn tới tử vong.
Cơn đau ruột thừa cấp tính thường bắt đầu ở vùng rốn hoặc cận dạ dày sau đó lan về phía bên phải của bụng.
1.2 Đối tượng có nguy cơ cao
Đau ruột thừa là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên có một số nhóm người sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường
– Độ tuổi: Thanh thiếu niên
– Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phái nữ
– Bệnh có tính di truyền vì vậy người nhà của bạn bị bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
Đau ruột thừa là bệnh thường xảy ra đột ngột
2. Một số dấu hiệu đau ruột thừa dễ nhận biết
Đau ruột thừa gây ra nhiều dấu hiệu khác nhau. Bệnh thường bắt đầu bởi những cơn quặn nhẹ ở vùng bụng trên rốn sau đó di chuyển xuống dưới vùng bụng bên phải. Một số triệu chứng điển hình khi mắc bệnh là:
– Xuất hiện cơn đau đột ngột
– Cơn đau dữ dội cả khi đang ngủ khiến người bệnh mất ngủ
– Triệu chứng đau đớn tiến triển nhanh chỉ trong vài giờ
Bên cạnh đó có một số dấu hiệu của đau ruột thừa ít gặp hơn và không phải ai cũng xuất hiện:
– Ăn không ngon miệng
– Khó tiêu
– Buồn nôn, nôn mửa
– Sốt
– Vùng bụng sưng tấy bất thường
– Táo bón hoặc tiêu chảy
– Đi tiểu nhiều lần
Trong trường hợp nghi ngờ bị viêm ruột thừa và xuất hiện tình trạng táo báo người bệnh không nên dùng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng. Những loại thuốc này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là vỡ ruột thừa.
3. Nguyên nhân gây đau ruột thừa
Đau ruột thừa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra kết luận về các nguyên nhân chính gây bệnh.
3.1 Dấu hiệu của đau ruột thừa do viêm ruột thừa
Nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là do viêm ruột thừa cấp tính. Lòng mạch bị tắc nghẽn khiến các triệu chứng xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng do:
– Phân chặn tại vị trí ống nối ruột thừa và ruột già
– Nhiễm trùng hạch bạch huyết gây sưng và chèn ép lên ruột thừa
– Xuất hiện sỏi bên trong ruột thừa làm tích tụ áp suất. Máu không thể chảy tới bộ phận này gây viêm, nhiễm trùng và hoại tử
Trong trường hợp xấu ruột thừa bị vỡ ra tạo thành vết rách hoặc các lỗ trên thành ruột. Khi này vi khuẩn, chất nhầy sẽ rò rỉ vào bụng gây viêm phúc mạc vô cùng nguy hiểm.
3.2 Xuất hiện dấu hiệu của đau ruột thừa do áp xe
Áp xe là tình trạng mủ hình thành trong bụng hoặc trên phần ruột thừa gây đau. Nguyên nhân do viêm ruột thừa hoặc áp xe xuất phát từ cơ quan bụng khác sau đó gây viêm. Trường hợp thứ 2 sẽ dễ điều trị hơn. Các dấu hiệu bị điển hình thường gặp là:
– Đau ngực hoặc đau vai
– Sốt
– Buồn nôn
– Chán ăn
– Trực tràng căng đầy hoặc mềm
3.3 Khối u trong ruột cũng có thể gây ra dấu hiệu của đau ruột thừa
Khối u gây ra đau ruột thừa không phải là nguyên nhân phổ biến tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng cho tới khi bệnh tiến triển nghiêm trọng. Nhiều trường hợp trong quá trình phẫu thuật ruột thừa sẽ tìm thấy khối u.
Viêm ruột có thể gây ra dấu hiệu của đau ruột thừa
4. Các phương pháp chẩn đoán đau ruột thừa chính xác
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau bụng kèm sốt, bác sĩ sẽ nghi ngờ viêm ruột thừa và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm.
4.1 Khám sức khỏe
Bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào bụng dưới để kiểm tra vị trí và mức độ sưng, đau. Từ đây sẽ xác định được nguyên nhân ban đầu. Đồng thời phương pháp này cũng giúp loại trừ các yếu tố liên quan đến bệnh phụ khoa hoặc sinh sản.
4.2 Xét nghiệm
– Xét nghiệm máu: Lượng bạch cầu trong máu sẽ phản ánh tình trạng nhiễm trùng để xác định mức độ viêm nhiễm
– Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này giúp loại trừ nguyên nhân đau bụng do tổn thương ruột thừa
4.3 Chẩn đoán hình ảnh
– Siêu âm: Sóng siêu âm giúp quan sát hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của cơ thể. Bác sĩ dùng đầu do di chuyển trên bụng để phát hiện tình trạng ruột thừa bị giãn ( nếu có)
– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho phép quan sát toàn bộ cấu trúc bên trong ổ bụng. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang qua tĩnh mạch làm cho các cơ quan ở hệ tiêu hóa hiển thị rõ ràng hơn trên ảnh.
– Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này tiến hành trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ có khối u hình thành trong ruột thừa
4.4 Chẩn đoán phân biệt
Trường hợp bác sĩ nghi ngờ viêm ruột thừa không phải là nguyên nhân gây bệnh sẽ có một số phương pháp chẩn đoán phân biệt được tiến hành. Một số bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương tự đau ruột thừa là:
– Viêm túi mật
– Bệnh Crohn
– Đau quặn mật
– U xơ tử cung
– Nhiễm trùng đường tiết niệu
– Sỏi niệu quản
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm đại tràng xuất huyết
Siêu âm giúp chẩn đoán tình trạng viêm ruột
5. Mức độ nguy hiểm của đau ruột thừa
Cơn đau do viêm ruột thừa cấp tính là một dạng rối loạn phổ biến và dễ dàng điều trị nếu được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên nếu tình trạng này không được can thiệp y tế kịp thời sẽ dẫn tới vỡ ruột gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nếu bị viêm phúc mạc sẽ vô cùng đáng ngại. Phần ruột bị vỡ có thể gây nhiễm trùng lan rộng đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Các dấu hiệu nguy hiểm bạn cần lưu ý:
– Tụt huyết áp
– Sốt
– Tim đập nhanh
– Nước tiểu ít
– Sốc do nhiễm khuẩn nặng
6. Nên xử lý thế nào khi bị đau ruột thừa?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp
– Phẫu thuật: Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị ruột thừa và khối u ruột thừa. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu mổ nội soi hoặc mổ hở
– Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp thuốc kháng sinh là cách điều trị duy nhất cho viêm ruột thừa
– Dẫn lưu áp xe: Cách điều trị này áp dụng cho trường hợp áp xe hình thành trong ổ bụng. Thủ tục được thực hiện thông qua phẫu thuật hoặc sử dụng kim và ống thông. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bệnh nhân sẽ dùng kháng sinh trước và sau khi dẫn lưu
>>>>>Xem thêm: Xung huyết dạ dày là gì? điều trị đúng cách bệnh
Mổ nội soi là phương pháp được sử dụng phổ biến
Mong rằng qua bài viết bạn đã có các thông tin cần thiết về dấu hiệu của đau ruột thừa. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể bạn cần tới bệnh viện ngay để có phương pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.