Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

Dấu hiệu của ruột thừa phần lớn sẽ xuất hiện các cơn đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng các bác sĩ sẽ đưa ra hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

1. Đau ruột thừa là gì?

Đau là dấu hiệu của ruột thừa. Ruột thừa là túi nhỏ gắn với ruột và nằm ở vùng bụng dưới bên phải. Khi bộ phận này bị tắc nghẽn, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở bên trong dẫn tới sưng tấy, hình thành mủ. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời có nguy cơ bị vỡ gây nhiễm trùng ổ bụng có thể dẫn tới tử vong.

Các cơn đau ruột thừa thường xuất hiện ở vùng lân cận dạ dày hoặc rốn sau đó di chuyển dần xuống phía dưới bên phải ổ bụng.

Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

Đau ruột thừa là bệnh lý khá phổ biến

2. Đối tượng dễ bị đau ruột thừa

Bất cứ ai cũng có thể bị đau ruột thừa. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:

– Lứa tuổi: Thanh thiếu niên

– Tính di truyền: Gia đình có người từng bị viêm ruột thừa bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường

3. Một số dấu hiệu đau ruột thừa dễ nhận biết

Viêm ruột thừa thường gây ra cơn đau quặn nhẹ ở vùng bụng hoặc trên rốn. Sau đó cơn đau di chuyển xuống phần tư phía dưới bụng bên phải. Một số dấu hiệu điển hình mà người mắc bệnh thường gặp là:

– Cơn đau bắt đầu đột ngột

– Khi di chuyển hoặc ho cơn đau trở nên dữ dội hơn

– Người bệnh mất ngủ do cơn đau hành hạ

– Triệu chứng đau đớn tiến triển nghiêm trọng chỉ trong vài tiếng đồng hồ

Ngoài các dấu biểu hiện điển hình vừa kể trên thì còn một số triệu chứng khác ít xuất hiện hơn

– Ăn không ngon miệng

– Khó tiêu hóa

– Buồn nôn, nôn

– Vùng bụng sưng bất thường

– Sốt nhẹ

– Tiêu chảy hoặc táo bón

– Thường xuyên buồn đi tiểu

Trường hợp bị táo bón và nghi ngờ do viêm ruột thừa người bệnh không nên dùng thuốc xổ, thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là vỡ ruột thừa.

Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

Đau bụng là dấu hiệu của ruột thừa

4. Nguyên nhân gây đau ruột thừa

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm đau ruột thừa ở mỗi người khác nhau. Theo nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm nguyên nhân chính.

4.1 Xuất hiện dấu hiệu của ruột thừa do viêm

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do viêm ruột thừa cấp tính. Khi này lòng mạch bị tắc nghẽn, triệu chứng xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh chóng do:

– Phân chặn vị trí ống nối ruột già và ruột thừa

– Sưng hạch bạch huyết do nhiễm trùng gây chèn ép lên ruột thừa

– Sỏi tích tụ bên trong ruột khiến máu chảy tới bộ phận này bị ức chế sinh ra viêm, nhiễm trùng, hoại tử mô

Trường hợp xấu nhất, ruột thừa sẽ vỡ ra và tạo thành các vết rách trên thành ruột. Khi này phân, chất nhầy, vi khuẩn sẽ rò rỉ vào ổ bụng dẫn tới viêm phúc mạc.

4.2 Áp xe

Mủ hình thành trong bụng hoặc trên ruột thừa gây đau. Nguyên nhân do viêm ruột thừa hoặc áp xe xuất phát từ cơ quan bụng khác. Nếu bị viêm ruột thừa do nguyên nhân này thì khả năng điều trị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Triệu chứng của áp xe trong ổ bụng  tương tự viêm ruột thừa nhưng cơn đau có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong bụng. Bên cạnh đau thì còn xuất hiện các dấu hiệu như:

– Đau ngực, đau vai

– Sốt

– Chán ăn

– Buồn nôn, nôn

– Thay đổi nhu động ruột

– Trực tràng căng đầy hoặc mềm

4.3 Khối u

Đau ruột thừa do khối u thường hiếm xảy ra hơn. Trường hợp này thường không gây ra triệu chứng cho tới khi bệnh tiến triển nghiêm trọng. Một số triệu chứng phổ biến có thể gặp là:

– Đau xương chậu hoặc vùng dạ dày

– Đầy hơi

– Cổ trướng

5. Cách chẩn đoán đau ruột thừa

Khi người bệnh có các triệu chứng đau vùng ruột thừa kèm sốt và nghi ngờ do viêm bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm.

5.1 Khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ ấn vào vùng bụng dưới bên phải của bệnh nhân để kiểm tra mức độ sưng, đau. Dựa vào đây để xác định nguyên nhân ban đầu và loại bỏ các yếu tố liên quan tới bệnh phụ khoa, sinh sản.

5.2  Xét nghiệm

– Xét nghiệm máu: Kết quả cho thấy tỷ lệ bạch cầu giúp xác định tình trạng nhiễm trùng

– Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp chẩn đoán này được tiến hành để loại trừ nguyên nhân đau bụng do tổn thương dạ dày

5.3  Chẩn đoán hình ảnh

– Chụp cắt lớp vi tính ( CT): Giúp bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc bên trong bụng.

– Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp: Hai phương pháp này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có khối u hình thành trong ruột thừa

– Siêu âm: Sóng siêu âm giúp quan sát cấu trúc bên trong cơ thể. Bác sĩ sẽ dùng đầu dù để di chuyển trên bụng để phát hiện tình trạng ruột thừa bị giãn ( nếu có).

5.4 Chẩn đoán phân biệt dấu hiệu của ruột thừa

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ viêm ruột thừa không phải là nguyên nhân gây bệnh cần tiến hành chẩn đoán phân biệt. Dưới đây là một số bệnh có thể gây ra các dấu hiệu tương tự bị viêm ruột thừa.

– Viêm túi mật

– Tắc nghẽn do sỏi mật

– Ung thư biểu mô đại tràng

– Bệnh Crohn

– Nhiễm trùng đường tiết niệu

– Sỏi niệu quản

– Viêm tụy

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh tiêu hóa hết nhiều tiền không

Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán chính xác

6. Cách điều trị khi bị bệnh ruột thừa

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

– Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp thì điều trị bằng thuốc là phương pháp duy nhất

– Dẫn lưu áp xe: Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp có áp xe hình thành trong ổ bụng. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật hoặc dùng kim và ống thông. Trước khi thực hiện bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kháng sinh nhằm chống vi khuẩn.

– Phẫu thuật: Đây là phương pháp được khuyến nghị hàng đầu trong điều trị viêm ruột thừa. Bệnh nhân có thể mổ hở hoặc mổ nội soi tùy vào tình trạng bệnh.

7. Biện pháp phòng tránh bệnh đau ruột thừa

Theo các bác sĩ đánh giá thì đau ruột thừa do viêm là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy không có biện pháp phòng tránh tuyệt đối. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã cho thấy thói quen ăn uống lành mạnh cũng có thể phần nào giảm bớt nguy cơ. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây,…Việc từ bỏ hút thuốc cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu của ruột thừa và các thông tin cần biết

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân rò hậu môn và cách xử trí

Mọi người nên ăn nhiều rau quả để hạn chế nguy cơ bị viêm ruột thừa

Mong rằng qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về dấu hiệu của ruột thừa. Bệnh cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *