Dấu hiệu đột quỵ sớm là gì? Làm sao để phát hiện kịp thời? Đây là những mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Thời gian là yếu tố quyết định trong cấp cứu đột quỵ. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu là vấn đề then chốt gia tăng cơ hội sống và phục hồi của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu đột quỵ sớm và tầm quan trọng của việc phát hiện kịp thời
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi não bộ đột ngột bị tổn thương. Khi việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng. Lúc này, các tế bào não có thể bị chết chỉ trong vài phút.
Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh hoặc để lại những di chứng nặng nề về lâu dài. Vì vậy việc nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ để phát hiện và xử trí kịp thời là vô cùng quan trọng giúp tăng khả năng sống sót và phục hồi của người bệnh.
Theo các thống kê, người lớn tuổi có nguy cơ đột quỵ cao nhất, tuy nhiên đối tượng mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do môi trường và các thói quen xấu.
2. Đột quỵ có những loại nào?
Đột quỵ là một trong những biến chứng bệnh tim mạch thường gặp nhất. Có hai dạng đột quỵ là: Thiếu máu não và chảy máu não
2.1 Thiếu máu não
Đột quỵ do thiếu máu não chiếm đến 85% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân là do tình trạng động mạch tắc nghẽn, có thể là do tắc hẹp mạch máu hoặc do cục máu đông.
Đối tượng thiếu máu não thường là: Người béo phì, người có nhịp tim không ổn định, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,…
2.2 Chảy máu não
Hay còn gọi là xuất huyết não, xảy ra khi các mạch máu não đột ngột bị vỡ ra, khiến máu chảy vào các nhu mô não, làm não bị tổn thương. Bệnh sẽ làm các mô não bị chết nhanh chóng, gây nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.
3. Các dấu hiệu đột quỵ sớm nên ghi nhớ
Khi một người bị đột quỵ, não sẽ thiếu oxy và dinh dưỡng do máu cung cấp khiến tế bào não bị chết đi. Việc can thiệp cấp cứu để thông tuần hoàn máu có thể giúp hạn chế tối đa số lượng tế bào chết, từ đó tăng khả năng phục hồi. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, nhưng thường gặp nhất là:
3.1 Dấu hiệu đột quỵ sớm qua thị lực
Thị lực của người bệnh đột ngột thay đổi, một mắt hoặc cả hai mắt mờ đi. Thị lực bị giảm đi, triệu chứng này chỉ có người bệnh cảm nhận được.
3.2 Dấu hiệu đột quỵ sớm ở mặt
Đây là dấu hiệu sớm và đặc trưng của đột quỵ. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau: mặt thiếu cân xứng, méo miệng, nhân trung lệch sang một bên, nếp má bị rủ xuống,… Đặc biệt khi bệnh nhân nói hoặc cử động sẽ thấy mặt không cân xứng.
3.3 Dấu hiệu giọng nói
Dấu hiệu này gồm các biểu hiện như: khó nói thành lời, nói ngọng, khó mở miệng, lưỡi tê cứng. Khi nghi ngờ gặp tình trạng này, bạn hãy kiểm tra bằng cách nói lặp đi lặp lại 1 câu. Nếu phát âm sai, nói líu thì đó có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
3.4 Dấu hiệu yếu chân hoặc tay
Thường dấu hiệu này chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, khi đó người bệnh sẽ cảm giác tê cứng và yếu đi rất rõ ràng. Nếu đột quỵ ở vùng não trái thì tay chân bên phải sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.
Có thể tự kiểm tra bằng các động tác đơn giản như nhấc tay, nhấc chân. Khi dang 2 tay mà 1 bên tay không thể kiểm soát lực và bị rơi xuống thì khả năng đó là tình trạng yếu cơ – một dấu hiệu của đột quỵ.
3.5 Dấu hiệu thần kinh
Đau đầu dữ dội là dấu hiệu rõ ràng nhất của dấu hiệu này. Cơn đau sẽ khiến người bệnh buồn nôn, nôn mửa, không đứng vững,…
3.6 Dấu hiệu nhận thức
Người bệnh sẽ có những triệu chứng như: ù tai, mất nhận thức, rối loạn trí nhớ,… nguyên nhân là do các tế bào não bị tổn thương ảnh hưởng đến nhận thức.
Bên cạnh những dấu hiệu thường gặp này, người đột quỵ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. Ví dụ như: tự nhiên chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, đau đầu dữ dội, yếu một bên cơ mặt,…
Tìm hiểu thêm: Đa dạng nguyên nhân khó ngủ và cách điều trị bạn cần biết
4. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm yếu tố cơ thể và yếu tố bệnh lý.
4.1 Yếu tố cơ thể
– Nguy cơ đột quỵ ở người già cao hơn người trẻ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 55.
– Theo thống kê, tỷ lệ bị đột quỵ ở nam giới cao hơn nữ giới.
– Một người mà có người thân trong gia đình đã từng bị đột quỵ thì khả năng bị đột quỵ của họ sẽ cao hơn người bình thường.
4.2 Yếu tố bệnh lý
– Người từng bị đột quỵ có nguy cơ cao tái phát, nhất là trong khoảng vài tháng đầu sau khi phát bệnh. Nguy cơ này sẽ kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần về sau.
– Người mắc các bệnh lý: Tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu,… là những bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Cao huyết áp gây sức ép lên thành động mạch rất dễ dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở lưu thông máu lên não.
– Người thừa cân, béo phì hoặc ít vận động cơ thể: Người bị bệnh béo phì sẽ dễ mắc phải nhiều bệnh lý như mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch,…
– Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: Giờ giấc kém khoa học, ăn uống không điều độ, thường xuyên tắm đêm.
– Hút thuốc: Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng thể chất của trầm cảm có thể nhận biết
5. Phòng ngừa đột quỵ
Biến chứng của đột quỵ rất nguy hiểm, không chỉ với sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, phòng ngừa đột quỵ là vô cùng cần thiết. Đặc biệt ở độ tuổi trên 50, nhưng người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường,… cần chủ động tìm hiểu và thực hiện các phương pháp phòng ngừa bao gồm:
– Kiểm soát lượng mỡ trong máu
– Theo dõi và duy trì đường huyết ổn định
– Ổn định huyết áp, tránh để huyết áp tăng cao
– Nói không với đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích
– Thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn
– Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng: Nên nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu, thịt trắng, hải sản; hạn chế ăn mặn, đồ ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt.
– Kiểm soát để cân nặng luôn ở mức cho phép, tránh tăng cân, béo phì.
– Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ thông qua thăm khám chuyên sâu với bác sĩ, xét nghiệm và chụp chiếu để xác định khả năng đột quỵ xảy ra. Đồng thời, đánh giá sức khỏe và các bệnh lý nguy cơ cao thông qua chỉ số và tình hình bệnh để kiểm soát ngăn ngừa đột quỵ.
3 tiếng đầu được coi là “thời gian vàng” để cấp cứu người bị đột quỵ. Khi đó, khả năng được phục hồi của não cao, giảm được nguy cơ những biến chứng nặng. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích. Từ đó giúp bạn nắm được các dấu hiệu đột quỵ sớm để nhận diện sớm và xử trí kịp thời.