Đột quỵ là một biến cố nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ tai biến sớm đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân và giảm tối hậu quả mà bệnh gây ra.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu đột quỵ tai biến và cách xử trí
1. Những nguy hiểm mà đột quỵ não gây ra cho người bệnh
Đột quỵ não, hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm xảy ra khi dòng máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến một phần của não bị cản trở.
Nguyên nhân chính của đột quỵ là tắc nghẽn mạch máu não (đột quỵ nhồi máu) hoặc chảy máu não (đột quỵ xuất huyết). Tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi có một cục máu đông hoặc cặn tạo thành trong mạch máu não, làm cản trở sự lưu thông và cung cấp chất dinh dưỡng, oxy đến một vùng hoặc toàn não bộ. Chảy máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc rò rỉ, gây áp lực và tổn thương cho các tế bào não xung quanh.
Đột quỵ có thể gây ra nhiều nguy hiểm như mất khả năng vận động, liệt, suy giảm thị lực. Ở một số trường hợp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân còn có nguy cơ tử vong.
Dấu hiệu của đột quỵ tai biến có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và ở nhiều bộ phận khác nhau. Việc nhận ra và xử trí ngay lập tức các dấu hiệu này là vô cùng quan trọng để tăng khả năng cứu sống và giảm hậu quả đáng tiếc cho người bệnh.
Người bị đột quỵ não có nguy cơ liệt hoặc tử vong nếu không điều trị kịp thời
2. Dấu hiệu đột quỵ tai biến cần chú ý
Nhận biết và nhận thức về dấu hiệu tai biến mạch máu não sẽ giúp bệnh nhân được điều trị sớm. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng sau đột quỵ. Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ não cần chú ý:
2.1. Dấu hiệu đột quỵ tai biến hay gặp: Mặt bị méo sang một bên
Một trong những dấu hiệu đột quỵ tai biến thường gặp nhất là mặt bị méo sang một bên. Một nửa khuôn mặt có thể trở nên méo hoặc lệch một cách đáng kể so với bình thường. Triệu chứng này là do lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ suy giảm, gây tổn thương thần kinh tác động lên cơ mặt. Bệnh nhân cũng có khả năng bị tê liệt và không cử động được các bộ phận trên một nửa khuôn mặt.
2.2. Giảm khả năng cử động của cánh tay
Đột quỵ tai biến có thể làm suy giảm khả năng cử động của một hoặc cả hai cánh tay. Việc nâng hoặc di chuyển tay trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Dấu hiệu rõ ràng nhất ở người bị tai biến là không thể giơ hai cánh tay lên cao cùng lúc, một bên tay rũ thõng xuống.
2.3. Suy giảm thị lực
Đột quỵ có thể gây suy giảm thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt. Nguyên nhân hình thành triệu chứng này là do thùy não bộ không được cung cấp đủ oxy, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bộ phận này, gây giảm thị lực. Triệu chứng này người ngoài rất khó phát hiện. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thông báo ngay cho người thân hoặc bạn bè xung quanh nếu nhận thấy mắt nhòe, mờ đi đột ngột.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra
Đột quỵ có thể gây suy giảm thị lực đột ngột ở một hoặc cả hai mắt
2.4. Nói lắp
Một dấu hiệu tai biến mạch máu não khác là khó khăn trong việc nói chuyện hoặc nói lắp. Bệnh nhân thường có biểu hiện như nói chuyện không rõ ràng, nói không rõ lời hoặc không điều chỉnh được âm điệu và ngữ điệu.
2.5. Dáng đi bất thường và mất khả năng cử động
Sau khi tê liệt ở cánh tay, bệnh nhân có khả năng bị tê liệt một phần cơ thể. Một số trường hợp người bệnh bị liệt nửa người, không thể di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày, phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.
Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như mất khả năng cử động một bên cơ thể, khó khăn trong việc đi lại, dáng đứng bất thường thì người nhà cần gọi cấp cứu kịp thời để được các chuyên gia y tế hỗ trợ.
>>>>>Xem thêm: Giải mã đột quỵ và cách phòng chống bệnh đột quỵ
Bệnh nhân có khả năng bị liệt một phần cơ thể hoặc mất khả năng di chuyển
2.6. Dấu hiệu đột quỵ tai biến thường bị bỏ qua: Đau đầu, khó thở, nấc cục
Đột quỵ cũng có thể đi kèm với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, khó thở và cảm giác nặng nề hoặc nấc cục trong ngực. Một số bệnh nhân còn có cảm giác đau đầu như muốn nổ tung. Ngoài ra, nếu nhận thấy dấu hiệu như nấc cục, thở hổn hển, tim đập nhanh thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tai biến. Những triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn, có thể biến mất sau đó khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng cơ thể đã ổn định.
3. Cách xử lý ngay khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ
Phát hiện dấu hiệu và hành động nhanh chóng giúp tăng cơ hội sống và giảm hậu quả của bệnh. Nếu bạn hay người xung quanh phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, hãy thực hiện các biện pháp sau:
– Gọi cấp cứu: Bạn cần ngay lập tức gọi số cấp cứu để yêu cầu sự giúp đỡ y tế chuyên nghiệp. Thông báo rõ ràng về tình trạng đột quỵ và địa chỉ nơi người bệnh đang ở.
– Đặt người bệnh nằm nghiêng: Nếu có thể, đặt người bệnh nằm nghiêng với phần đầu hơi cao để hỗ trợ lưu thông máu đến não. Điều này có thể giảm nguy cơ tổn thương não và hạn chế hậu quả sau đột quỵ.
– Không tự ý cho người bệnh ăn uống: Tránh cho người bệnh ăn uống bất kỳ thứ gì, bởi vì đột quỵ có thể gây ra rối loạn khả năng nuốt và gây nguy hiểm cho đường hô hấp.
– Giữ cho người bệnh thoải mái: Mọi người cần loại bỏ các phụ kiện (nếu có) trên cơ thể bệnh nhân như kính, nút cổ áo hoặc các đồ trang sức có thể gây cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cấp cứu.
– Theo dõi triệu chứng: Người thân nên ghi nhớ và theo dõi các triệu chứng của người bệnh, thông báo chi tiết về triệu chứng này cho nhân viên y tế.
– Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hoặc bất kỳ chất lỏng nào: Người nhà không được tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc bất kỳ chất lỏng nào trừ khi được chỉ định trực tiếp bởi nhân viên y tế.
4. Dự phòng đột quỵ bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh trong tích tắc. Thay đổi các thói quen xấu và khám tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đặc biệt các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp… được coi là mấu chốt để ngăn đột quỵ xảy ra.
Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.