Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung nằm trong TOP 3 những căn bệnh ung thư ác tính ở phụ nữ, bên cạnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, căn bệnh này lại không thể hiện quá rõ những triệu chứng lâm sàng hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy, mà nhiều chị em bỏ qua mất những dấu hiệu cảnh báo này. Và đến khi bệnh ở giai đoạn cuối thì việc điều trị sẽ không đem lại quá nhiều hiệu quả như ở những giai đoạn trước. Vậy những dấu hiệu phát hiện ung thư cổ tử cung này là gì?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

1. Những điều chị em cần biết về ung thư cổ tử cung

Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung, chị em cần nắm rõ những khái niệm về căn bệnh ác tính này. Từ đó có thể dễ dàng phân biệt các dấu hiệu ung thư cổ tử cung với những căn bệnh có triệu chứng tương tự.

1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Theo khoa học, cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Vì vậy, ung thư cổ tử cung hình thành là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể tạo thành các tế bào u ác tính.

Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

Hình ảnh minh họa ung thư cổ tử cung

1.2. Các giai đoạn bệnh của ung thư cổ tử cung

Giai đoạn I

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư lan từ niêm mạc cổ tử cung vào mô sâu hơn của tử cung. Tuy nhiên giai đoạn này tế bào ung thư ác tính chưa xâm lấn sang các cơ quan khác.

Giai đoạn II

Ung thư đã lan ra ngoài tử cung và đến các vùng xung quanh như âm đạo hoặc mô gần cổ tử cung. Tuy nhiên các tế bào ung thư này vẫn ở bên trong vùng chậu, chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn III

Giai đoạn này khối u đã xâm lấn 1/3 dưới của âm đạo hoặc đã lan đến thành chậu. Khi ung thư cổ tử cung tiến triển giai đoạn 3, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Giai đoạn IV

Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận như bàng quang hoặc trực tràng. Trong trường hợp này thì có thế tế bào ung thư chưa hoặc đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bà đẻ ăn được quả gì: Top 6 loại quả cực tốt cho mẹ sau sinh

Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

2. Điểm danh những dấu hiệu phát hiện ung thư cổ tử cung

2.1. Chảy máu âm đạo bất thường – Dấu hiệu phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu. Hiện tượng này xảy ra do niêm mạc cổ tử cung biến đổi hoặc tế bào ung thư phát triển, xâm lấn sang các mô lân cận gây chảy máu. Mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, máu thường đỏ tươi, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần tần suất.

2.2. Dịch âm đạo bất thường – Dấu hiệu phát hiện ung thư cổ tử cung phổ biến

Dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc xanh như mủ, hoặc lẫn màu hồng của máu, lâu ngày có mùi khó chịu,… là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, dịch âm đạo bất thường cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác. Vì vậy để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất, chị em cần đi khám phụ khoa để được xác định đúng nhất.

Dấu hiệu giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý cho mẹ bầu đi đẻ ngày Tết

Những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

2.3. Cảm giác đau khi quan hệ tình dục

Hiện tượng đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục là dấu hiệu quan trọng cảnh báo những dấu hiệu bất thường đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung. Vì vậy chị em cần phải lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan. Nếu cảm giác đau hoặc chảy máu nhiều, kéo dài sau khi quan hệ xảy ra thường xuyên thì chị em nên đi kiểm tra phụ khoa ngay.

2.4. Đau vùng chậu và vùng lưng dưới

Nếu chị em bị đau nhiều vùng chậu hoặc vùng lưng dưới mà không rõ nguyên nhân. Đây cũng là triệu chứng cảnh báo của việc thay đổi ở cổ tử cung.

2.5. Gặp các vấn đề khi đi vệ sinh

Nếu thường xuyên đi tiểu nhiều, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu, mùi bất thường, đặc biệt đi tiểu ra máu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Thông thường, các dấu hiệu ở đường tiết niệu xảy ra khi tế bào ung thư đã lan đến các mô lân cận. Khi khối u ở tử cung phát triển gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông của đường ruột và đường tiểu của người bệnh.

2.6. Rối loạn kỳ kinh nguyệt

Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể, điều này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây rong kinh, rối loạn kỳ kinh, máu có màu đen sẫm,…

2.7. Cân nặng sụt không rõ nguyên nhân

Nếu bị giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn hoặc giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể nhưng không do bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào, chị em nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khoẻ.

2.8. Sưng đau ở chân

Khi khối u ung thư phát triển lớn dần và lan rộng sẽ gây chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn máu gây sưng và đau chân. Tình trạng đau sẽ có xu hướng liên tục và tăng nặng theo thời gian.

3. Tầm soát ung thư cổ tử cung – biện pháp bảo vệ sức khỏe chị em phụ nữ

Từ trên, chị em có thể thấy ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất khó nhận biết nếu như không tầm soát ung thư sớm. Bởi vì đặc tính không rõ các triệu chứng ở những giai đoạn đầu hoặc dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Do vậy, tầm soát giúp phát hiện những thay đổi tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm. Kể cả khi chưa có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh, mục đích nhằm điều trị sớm và giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung gây ra.

Hiện nay, việc tầm soát ung thư đã trở nên rất phổ biến. Chị em có thể tìm cơ sở thăm khám hoàn toàn rất dễ dàng chỉ bằng một click chuột. Tuy nhiên, chị em nên cân nhắc, lựa chọn cơ sở khám uy tín chất lượng để đảm bảo kết quả khám chính xác nhất.

Một trong những địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín mà chị em có thể tham khảo – Hệ thống ý tế Thu Cúc TCI với:

– Đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành Sản phụ khoa kết hợp với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore.

– Được trang bị hệ thống máy móc khám bệnh hiện đại với công nghệ y khoa được cập nhật mới nhất từ nước ngoài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *