Hẹp van tim là một bệnh lý tim mạch gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Bệnh hẹp van tim biểu hiện qua các giai đoạn và ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Vậy có những dấu hiệu hẹp van tim nào mà bạn cần quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van tim qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu hẹp van tim theo nguyên nhân và mức độ bệnh
1. Có những loại hẹp van tim nào?
Hẹp van tim là hiện tượng cấu trúc các lá van bị thay đổi, bị biến dạng, không còn thanh mảnh, mềm mại. Thay vào đó, chúng dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau và không thể mở ra hoàn toàn. Điều này khiến lượng máu lưu thông qua các buồng tim đến nuôi tim và cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu.
Tất cả các loại van tim đều có thể có hiện tượng dính hẹp. Tương ứng với các loại van tim, có các dạng hẹp van như sau:
– Hẹp van 2 lá: Tình trạng van tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái bị dính hẹp.
– Hẹp van 3 lá: Dính hẹp xảy ra ở van tim nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
– Hẹp van động mạch chủ: Van nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ không thể mở hoàn toàn. Hẹp van động mạch chủ thường đi kèm với hở van.
– Hẹp van động mạch phổi: Hiện tượng van tim nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi bị dính hẹp.
Các dấu hiệu của bệnh hẹp van tim rất đa dạng, tùy theo van tim bị hẹp, mức độ hẹp và nguyên nhân gây hẹp van
2. Các dấu hiệu của bệnh hẹp van tim
Các triệu chứng hẹp van tim có thể biểu hiện rõ ràng, cũng có thể tiềm ẩn trong nhiều năm. Tùy theo loại van tim bị hẹp, nguyên nhân và mức độ hẹp van mà các triệu chứng này có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh.
2.1 Dấu hiệu hẹp van tim khác nhau theo mức độ hẹp van
Dựa theo mức độ mở tối đa của van tim, người ta chia hẹp van tim thành 3 loại:
– Nhẹ: diện tích mở van > 1,5 cm2
– Vừa: diện tích mở van 1,0 – 1,5 cm2
– Nặng: diện tích mở van
Các trường hợp hẹp van tim nhẹ thường chỉ là hẹp van sinh lý và thường không biểu hiện thành triệu chứng. Trong khi đó, nếu van tim hẹp nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bơm máu của các buồng tim thì người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu:
– Đánh trống ngực, đau ngực
– Khó thở
– Ngất xỉu, choáng váng
– Giảm khả năng hoạt động thể lực
– Ho khan kéo dài, ho nhiều và nặng hơn khi nằm
– Sưng phù mắt cá chân
– Mệt mỏi, chân tay lạnh
2.2 Dấu hiệu hẹp van tim theo loại van tim bị hẹp
Ở bệnh nhân hẹp van tim 2 lá, các triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh nhân đã bị suy tim trái. Điển hình là: khó thở khi nằm nghỉ, rung nhĩ, sốc tim dẫn đến choáng ngất, tim đập mạnh và ngắn, có tiếng thổi tim trong kỳ tâm thu… Ngoài ra, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, cổ trướng và phù chi dưới.
Trong khi đó, nếu van 3 lá không mở hoàn toàn thì lượng máu ở tâm thất phải tống máu lên phổi để trao đổi oxy sẽ bị giảm. Do vậy, triệu chứng khó thở khá rõ nét ở những bệnh nhân này. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện sưng cẳng chân, bàn chân, bụng, ho ra máu, đau tức ngực, mệt mỏi, nhịp tim không đều.
Ở những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ có xơ vữa mạch vành, đau ngực là triệu chứng điển hình. Người bệnh dễ bị tụt huyết áp, choáng váng, ngất do không đủ máu giàu oxy và dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mạch cảnh yếu hoặc chậm, thấy tiếng thổi tâm thu phía bên phải xương ức và có xu hướng lan lên cổ.
Da của những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ thường xanh tái bên cạnh triệu chứng khó thở, đau ngực, mất ý thức, mệt mỏi,..
Tìm hiểu thêm: Giải đáp tại sao mất ngủ và phương pháp cải thiện
Khó thở là triệu chứng điển hình của hẹp van động mạch phổi
2.3 Dấu hiệu hẹp van tim theo nguyên nhân gây bệnh
Hẹp van tim có thể là bệnh lý bẩm sinh do những khiếm khuyết trong quá trình hình thành bào thai hoặc do những nguyên nhân khác như:
– Do viêm nội tâm mạc, thấp khớp do liên cầu nhóm A
– Do quá trình lão hóa khiến van tim bị vôi hóa
– Do khối u trong tim gây cản trở dòng máu chảy, chít hẹp van tim
Trẻ em bệnh mắc chứng hẹp van tim bẩm sinh có thể khóc, bú ít, cáu gắt khi bú. Nhưng cũng có thể trẻ không hề có biểu hiện gì.
Thậm chí nhiều người không hề phát hiện ra bệnh nếu không được thăm khám và thực hiện các chẩn đoán với bác sĩ chuyên khoa.
Nếu liên cầu khuẩn nhóm A là nguyên nhân gây bệnh thì bệnh nhân có thể có biểu hiện sốt, ho, khó thở điển hình.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van tim như thế nào?
3.1 Chẩn đoán bệnh hẹp van tim
Các triệu chứng lâm sàng kể trên là một trong những căn cứ giúp chẩn đoán bệnh hẹp van tim. Tuy nhiên, các triệu chứng xuất hiện ở mỗi bệnh nhân là khác nhau và đôi khi không có bất cứ biểu hiện gì.
Vì vậy, cách hữu hiệu nhất để chẩn đoán bệnh hẹp van tim là thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như:
– Điện tâm đồ
– Siêu âm tim
– Chụp cắt lớp vi tính đa dãy MSCT
– Chụp cộng hưởng từ MRI
…
Trong đó, siêu âm tim là một trong những phương pháp chẩn đoán hiệu quả giúp phát hiện nhanh và chính xác các bệnh lý van tim, trong đó có hẹp van tim.
3.2 Điều trị bệnh hẹp van tim
Bệnh hẹp van tim nếu ở mức độ nhẹ và chưa biểu hiện thành triệu chứng thì người bệnh thường không cần điều trị. Thay vào đó, bạn được khuyến khích theo dõi và thực hiện các biện pháp dự phòng bằng cách thay đổi lối sống và tập luyện tích cực.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh mạch vành tim thường gặp và cách phòng tránh
Khi xuất hiện các dấu hiệu hẹp van tim rõ rệt, bệnh nhân cần được điều trị giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán hẹp van tim đã xuất hiện các triệu chứng thì cần được điều trị ngay nhằm làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Cho đến nay, điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp chủ yếu. Các loại thuốc được sử dụng cho các bệnh nhân hẹp van tim phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Bạn nên đi khám đúng chuyên khoa để được kê đơn đúng loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Trong những trường hợp hẹp van tim nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định các biện pháp khác để duy trì hoạt động và chức năng của tim.
Như vậy, hẹp van tim là một bệnh lý không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi thấy các dấu hiệu hẹp van tim, hãy đi khám ngay để sớm phát hiện ra bệnh và được điều trị đúng hướng, hiệu quả ngay từ đầu. Việc duy trì thăm khám định kỳ cũng là vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh hẹp van tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác khi bệnh không biểu hiện thành triệu chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.