Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

Hiện nay ngày càng có nhiều người có dấu hiệu loét bao tử. Đây là bệnh lý không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Nếu phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Ngược lại nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ nguy hiểm tới sức khỏe.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

1. Khái niệm bệnh loét bao tử

Dấu hiệu loét bao tử ở mỗi người khác nhau. Loét bao tử là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng viêm, tổn thương và tạo thành các vết loét. Những vết loét nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên khi vết loét lan rộng và gây ra nhiều triệu chứng thì cần được điều trị triệt để.

Loét bao tư được chia thành hai dạng:

– Loét bao tử giai đoạn cấp tình: Giai đoạn này triệu chứng diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn. Việc điều trị trong thời gian này rất đơn giản. Tuy nhiên do các triệu chứng đôi khi không rõ ràng vì vậy nhiều người thường chủ quan vì nghĩ chỉ là đau bụng thông thường.

– Loét bao tử giai đoạn mạn tính: Loét dạ dày cấp nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển sang dạng mạn tính. Khi này các tổn thương đã lan rộng và vô cùng khó điều trị.

Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

Loét bao tử là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Dấu hiệu loét bao tử điển hình

Dấu hiệu loét bao tử ở mỗi người thường không giống nhau hoàn toàn. Một số trường hợp có triệu chứng rõ rệt, một số khác thì không. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp sẽ có các biểu hiện sau.

2.1 Dấu hiệu loét bao tử  là đau vùng thượng vị

Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị là dấu hiệu sớm và dễ nhận biết nhất về viêm loét dạ dày. Tùy vào tình trạng viêm loét mà mức độ cơn đau sẽ khác nhau. Thời gian đau có thể trong vài phút hoặc kéo dài tới vài giờ.

2.2 Buồn nôn, nôn là dấu hiệu của loét dạ dày

Các vết loét trên niêm mạc dạ dày gây kích thích làm dạ dày co bóp mạnh. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn do chức năng dạ dày đang dần suy yếu. Cơn buồn nôn thường xuất hiện sau khi ăn no.

2.3 Ăn không ngon miệng, chán ăn

Viêm loét dạ dày làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác vì thế gây chán ăn. Đây là dấu hiệu mà nhiều bệnh nhân gặp phải

2.4 Rối loạn tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa là một bộ máy thống nhất vì vậy khi một bộ phận trong đó gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Dấu hiệu nhận biết khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

2.5 Mất ngủ, giảm cân đột ngột

Phần lớn các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Do khi dạ dày bị loét sẽ cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Cơn đau có thể diễn ra bất cứ lúc nào kể cả khi ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.

Nếu bạn thấy bất cứ triệu chứng nào trong số trên thì cần theo dõi và trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ và yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để giúp xác định bệnh lý bạn đang gặp phải.

Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

Ợ hơi, ợ rát là dấu hiệu loét bao tử thường gặp

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh loét bao tử

Tỷ lệ người bị loét bao tử trong xã hội hiện đại ngày càng cao. Nguyên nhân là do bệnh dễ lây và dễ bị bệnh do các thói quen không tốt của người bệnh.

3.1 Do thuốc lá, đồ uống có cồn

Người nghiện thuốc lá, uống nhiều bia rượu thuộc nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 chất gây hại cho cơ thể. Chất nicotine trong khói thuốc sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều cortisol gây ra các vết viêm loét.

3.2 Bị loét bao tử do thói quen ăn uống và sinh hoạt phản khoa học

Những người hay thức khuya, ăn đêm, bỏ bữa sáng, ăn uống thất thường,…dẫn tới việc bao tử phải lao động nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài dần dần hình thành vết viêm loét.

3.3 Stress

Căng thẳng lâu ngày sẽ làm đảo lộn hoạt động bài tiết acid trong dịch vị dạ dày. Tỷ lệ dịch vị acid tăng cao sẽ gây ra tổn thương cho lớp niêm mạc dạ dày.

3.4 Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc bên cạnh tác dụng điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ. Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin của cơ thể. Đây là hoạt chất giúp bảo vệ dạ dày trước các tác nhân gây hại. Khi chất này sụt giảm dạ dày sẽ dễ bị viêm loét hơn.

3.5 Vi khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Loại vi khuẩn này rất dễ lây nhiễm từ người sang người qua việc ăn uống chung, ăn hàng quán,…Chúng thường sống trong lớp nhầy của dạ dày và tiết ra độc tố tấn công dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Bệnh dạ dày có nên uống sữa và ăn sữa chua không?

Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Nên điều trị loét bao tử bằng cách nào?

Khi phát hiện các dấu hiệu loét bao tử bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Bệnh ở giai đoạn sớm sẽ được chỉ định một số loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng. Song song với điều trị bằng thuốc người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và khoa học. Điều này nhằm hỗ trợ các vết viêm loét mau hồi phục.

Đơn thuốc của mỗi người sẽ khác nhau vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng chung đơn thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng không nên tự ý dừng hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng thì bệnh nhân cần được phẫu thuật. Đây là kỹ thuật gây nhiều đau đớn và rủi ro cao vì vậy chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

5. Lời khuyên để tránh bị bệnh loét bao tử

Viêm loét dạ dày là bệnh lý rất dễ mắc phải và nguy cơ tái nhiễm cao. Vì vậy dù đang khỏe mạnh hay đã điều trị bệnh thành công mọi người cũng nên thực hiện theo các lưu ý sau:

– Hạn chế sử dụng tất cả các loại thuốc lá, đồ uống có cồn

– Cân nhắc khi uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm

– Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và nấu chín thực phẩm trước khi ăn.

– Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp vitamin cho cơ thể

– Hạn chế ăn thức ăn có vị chua cay, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu

– Vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn lây lan

– Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp nâng cao hệ miễn dịch. Việc luyện tập còn giúp hệ tuần hoàn được lưu thông, đẩy các cặn bã ra khỏi cơ thể

– Mỗi người nên có thói quen khám bệnh định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh

Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết 

>>>>>Xem thêm: Triệu trứng của bệnh viêm thực quản trào ngược

Luôn nhớ rửa tay sạch trước khi ăn

Dấu hiệu loét bao tử đôi khi không rõ rành nhưng nếu bạn đã hiểu rõ sẽ dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Tuy loét bao tử không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *