Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Hiện tượng mang thai giả diễn ra gây hụt hẫng cho nhiều gia đình mong có con. Bài viết sau sẽ cung cấp những dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

1. Vì sao lại có dấu hiệu mang thai giả?

Theo các chuyên gia, đối tượng dễ lầm tưởng dấu hiệu mang thai giả thường là phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, từng bị hiếm muộn, hoặc từng bị sảy thai, bị mất con…hay vì nguyên nhân nào đó mà phải chịu áp lực nặng nề về việc có con. Thực chất chưa có một nghiên cứu chính thức nào về nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng hiện tượng này chủ yếu xảy ra do mâu thuẫn về cảm xúc. Khao khát mong muốn có con hoặc lo sợ chuyện mang thai có thể tạo ra những lẫn lộn trong cảm xúc, dẫn tới những thay đổi trong hệ thống nội tiết tố. Do đó xuất hiện những dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng.

>> Tham khảo: 7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai

Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng vì lo lắng, căng thẳng quá mức khiến cơ thể tiết ra những nội tiết tố giống như khi mang thai như: táo bón, trướng bụng, tăng cân….dễ gây nhầm lẫn.

Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Dấu hiệu mang thai giả

2. So sánh dấu hiệu mang thai giả với mang thai thật

2.1. Dấu hiệu mang thai thật

Âm đạo thay đổi màu sắc

Khi thụ thai, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và xuất hiện sớm nhất là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Thông thường, âm hộ và âm đạo của nữ giới có màu hồng tươi. Nhưng khi mang thai, nó sẽ dần đổi thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này càng ngày càng đậm hơn qua thời gian. Dấu hiệu này thậm chí có thể còn xuất hiện trước các dấu hiệu mang thai khác.

Ngứa ran ở ngực

Khi mang thai, ngực chị em có thể đau nhói hoặc ngứa ran do lượng hormone thai kỳ làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực. Đặc biệt là khu vực xung quanh núm vú ở tuần đầu tiên sau thụ thai. Sau đó, chị em có thể thấy ngực căng tức, những chiếc áo ngực cũ có thể không còn thoải mái, nhất là sau 4 tuần thụ thai.

Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Ngứa vùng ngực có thể là dấu hiệu mang thai

Thèm ăn

Các hormone progesterone trong thai kỳ làm mẹ bầu cảm thấy đói và rất nhạy cảm với mùi đồ ăn. Mỗi người bị ốm nghén khác nhau, có người cảm thấy dễ nôn khi ngửi thấy mùi tanh, mùi cà phê, mùi dầu mỡ…hoặc ngược lại.

Khó thở

Những chị em mang thai con so thường thấy dấu hiệu này rõ rệt hơn, sau 1 – 2 tuần thụ thai. Có trường hợp mẹ bầu cảm thấy khó thở suốt 9 tháng thai kỳ do hormone progesterone tăng nhanh hoặc cơ thể cần thêm oxy để hỗ trợ sự sống của phôi thai.

Mệt mỏi

Đây là dấu hiệu mang thai không chắc chắn và cũng khó có thể khẳng định được. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu chưa kịp thích nghi với những thay đổi thường cảm thấy mệt mỏi, dễ xúc động, cảm xúc không nhất quán.

Tìm hiểu thêm: Hôi miệng từ cổ họng là do đâu? Làm sao để điều trị dứt điểm?

Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Mẹ bầu thường mệt mỏi

2.2. Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

Những triệu chứng của hiện tượng mang thai giả khá giống với dấu hiệu mang thai thật nên dẫn đến nhầm lẫn. Thông thường, những dấu hiệu này biểu hiện như:

Bụng to lên giống như đang mang thai  (thực chất bụng của những người này sẽ nhỏ lại như bình thường sau khi gây mê).

Rối loạn kinh nguyệt

Cảm giác thai máy: là những lầm tưởng do tưởng tượng, thật ra đó là các chuyển động của ruột non.

Ngực có thể to lên và đôi khi có chút sữa non, thực tế có thể là do rối loạn nội tiết mức độ nhẹ

Dấu hiệu chuyển dạ: cũng đau bụng từng cơn và xảy ra vào thời điểm được cho là thai đủ tháng.

Nếu chỉ dựa trên những triệu chứng lâm sàng trên, thậm chí những chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn. Vì thế, phải thăm khám và siêu âm mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng

>>>>>Xem thêm: Lời khuyên cho các chị em cấy que tránh thai bị nám da

Chị em nên điều trị tâm lý nếu tình trạng mang thai giả kéo dài

3. Hiện tượng mang thai giả cũng cần phải điều trị

Dù không nguy hiểm nhưng việc lầm tưởng mang thai giả thường xuất phát từ những rối loạn về cảm xúc thần kinh. Vì thế. người “mang thai giả” nên đến gặp các bác sĩ hay chuyên viên điều trị tâm lý để được tư vấn. Ngoài ra, chị em cũng nên chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa những căng thẳng, áp lực nếu có.

Có những trường hợp nặng, người mang thai giả phải có liệu trình điều trị tâm lý riêng.

Trên đây là những dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng và cách nhận biết. Tốt nhất, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu đó, chị em nên đến khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác, tránh cảm giác “hụt hẫng” vì nhầm lẫn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Xem thêm

>> 3 cách tính tuổi thai nhi chính xác nhất

> Khám thai lần đầu vào tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *