Việc nắm chắc dấu hiệu mang thai sớm là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc bản thân tốt hơn và chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng làm mẹ. Hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi ở bên dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất chị em nên biết
1. Ra máu báo thai là dấu hiệu mang thai sớm chính xác nhất
Khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ ở trong tử cung, âm đạo của chị em phụ nữ sẽ chảy ra một chút máu, được gọi là máu báo thai. Thông thường, dấu hiệu máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi quan hệ vợ chồng khoảng 7 – 14 ngày. Sau khi thụ thai, có khoảng 20% mẹ bầu thấy hiện tượng này.
Ra máu báo thai là dấu hiệu có thai sớm nhiều chị em gặp phải
Máu chảy ra ở âm đạo chính là lớp niêm mạc tử cung tổn thương và nó khác với máu kinh nguyệt. Thêm vào đó, lượng máu chảy ra từ âm đạo thường không nhiều và chỉ là vệt máu nhỏ có màu đỏ nhạt hoặc nâu đậm, thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.
2. Khí hư ra nhiều
Âm đạo ra nhiều khí hư cũng là một trong những dấu hiệu mang thai nhiều chị em gặp phải nhất. Vào thời gian này, khí hư thường có màu đục, màu trắng sữa và tiết ra nhiều, khiến chị em phụ nữ cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và chị em không nên quá lo lắng.
Khi chị em thấy khí hư có dấu hiệu bất thường như có màu nâu, màu vàng, màu xanh kèm theo máu và có mùi hôi khó chịu thì nên tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám xem có phải nhiễm trùng hay nhiễm nấm không.
3. Cảm thấy cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà chị em dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên, nên cơ thể chị em sẽ thấy mệt mỏi hơn và sẽ có cảm giác như vừa chạy marathon hoặc đi leo núi về.
4. Hiện tượng chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu mang thai thường gặp ở chị em phụ nữ
Một trong những dấu hiệu rõ nét giúp chị em nhận biết được mình có thai hay không là chậm kinh. Lúc này, chị em nên mua que tránh thai và thử tại nhà để xem mình có thai hay không. Thêm vào đó, sau khi có thai 9 tháng 10 ngày, chị em cũng sẽ không thấy kinh.
5. Đi tiểu thường xuyên hơn
Trong thời gian mang thai, tử cung của chị em sẽ phát triển to ra, chèn ép lên bàng quang khiến chị em phụ nữ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, do lượng hormone trong cơ thể của chị em thay đổi nên tốc độ máu đi qua thận sẽ tăng lên, khiến bàng quang trở nên đầy. Vì vậy, chị em sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày.
6. Có hiện tượng buồn nôn và nôn ói
Hiện tượng buồn nôn và nôn ói cũng là dấu hiệu mang thai sớm mà nhiều chị em gặp phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Biểu hiện này sẽ mất dần khi chị em mang thai từ tháng thứ 4 trở đi. Vào thời gian này, có những chị em cảm thấy buồn nôn cả ngày, nhưng cũng có người chỉ buồn nôn vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Nguyên nhân chính khiến chị em cảm thấy buồn nôn khi mang thai là do nồng độ hormone progesterone tăng lên, khiến dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, chị em sẽ thường có biểu hiện nôn ói.
7. Bị chuột rút
Chuột rút là một trong những dấu hiệu có thai thường gặp của nhiều chị em. Hiện tượng này sẽ khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, nó xảy ra là do tử cung phát triển để em bé trong bụng có thể phát triển đầy đủ. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, sức nặng của nó sẽ chèn ép lên các mạch máu ở chi dưới và gây ra hiện tượng chuột rút. Để giúp khắc phục tình trạng này, chị em nên xoa bóp nhẹ nhàng và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi.
8. Hiện tượng đau lưng
Tìm hiểu thêm: Hiểu về sự di truyền của bệnh ung thư máu
Đau lưng là dấu hiệu có thai sớm của nhiều chị em phụ nữ
Đau lưng là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà nhiều chị em gặp phải. Bởi lẽ khi có thai, tử cung sẽ phát triển to hơn, khiến chị em cảm thấy đau ở vùng sống lưng. Khi em bé trong bụng bắt đầu lớn lên, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng.
9. Hiện tượng táo bón và đầy hơi khó chịu
Nguyên nhân chính khiến chị em phụ nữ cảm thấy đầy hơi, trướng bụng kèm triệu chứng táo bón khi mang thai là do nồng độ hormone progesterone tăng lên, khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi giàu chất xơ, uống nhiều nước và tập luyện những bài tập phù hợp cho mẹ bầu.
10. Thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày
Theo nghiên cứu, khoảng 70% mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn như trước đây, có chị em không thể ăn được món gì đó nhưng khi có thai lại ăn ngon lành được, nhưng cũng có người không thể ăn được món mà trước đây rất thích ăn, thậm chí là thấy buồn nôn khi nhìn thấy chúng. Ngoài ra, cũng có những chị em có cảm giác thèm ăn vô cớ và luôn muốn ăn một món gì đó mà trước đây mình không muốn ăn.
11. Cảm thấy khó thở và hụt hơi
Những chị em phụ nữ mang thai lần đầu tiên thường cảm thấy khó thở và hụt hơi. Tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em mà mức độ khó thở cũng sẽ khác nhau. Theo đó, có những mẹ bầu chỉ bị khó thở ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng có những mẹ bầu bị khó thở cho đến tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính khiến chị em bị khó thở là do cơ thể cần thêm oxy để nuôi phôi thai phát triển và nồng độ hormone progesterone tăng lên.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Để biết mình có thai hay không, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn
12. Hiện tượng đau ngực và căng tức ngực
Ngực của chị em thường có dấu hiệu sưng, cảm giác căng tức và nhạy cảm hơn khi bước vào giai đoạn có em bé. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hormone estrogen và progesterone tăng mạnh khiến vùng ngực của chị em có sự thay đổi. Vào lúc này, vùng ngực của chị em sẽ chuyển sang sẫm màu, bầu ngực to hơn và xung quanh vùng nhũ hoa có cảm giác đậm màu hơn.
Hy vọng những dấu hiệu mang thai sớm mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp chị em phần nào dự đoán được mình có thai hay không. Ngay khi thấy những triệu chứng này, chị em nên thử que tránh thai tại nhà, sau đó nên tới bệnh viện để xác định chắc chắn về khả năng mang thai của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.