Mắt nổi lẹo là bệnh thường thấy ở mắt do các vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nên. Các nốt lẹo có thể tự lặn sau vài ngày tuy nhiên cũng có không ít trường hợp lẹo sưng to, dai dẳng gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt. Vậy, do đâu mà bạn bị vi khuẩn tấn công gây nên lẹo mắt? Điều trị như thế nào an toàn, hiệu quả và nhanh chóng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị dứt điểm khi mắc.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu mắt nổi lẹo và cách điều trị an toàn, hiệu quả
Mắt ngứa, sưng cục là dấu hiệu của bệnh mắt nổi lẹo.
1. Dấu hiệu nhận biết mắt nổi lẹo
Các nốt lẹo thường xuất hiện sát bờ mi, có thể xuất hiện ở mí trên hoặc dưới. Bằng mắt thường bạn rất dễ quan sát và nhận ra các dấu hiệu. Các nốt mới thường nhỏ, ngứa bờ mi mắt, ít đau nhức. Khi tình trạng viêm nặng hơn, các nốt lẹo sưng to sẽ gây nên tình trạng đau rát, ngứa, tấy đỏ, gom cục màu trắng hạt gạo. Mắt nổi lẹo có 3 dạng:
– Bên ngoài bờ mi: các nốt lẹo xuất hiện phía bên ngoài bờ mi
– Bên trong bờ mi: nốt lẹo xuất hiện trong bờ mi
– Đa lẹo: lẹo xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Tình trạng viêm nặng hơn, có thể xuất hiện nhiều nốt
Trẻ em khi mắc bệnh thường vô thức đưa tay dụi mắt, khiến cho bờ mi nhiễm khuẩn nặng hơn và các nốt lẹo phát triển to hơn gây đau đớn. Đó cũng chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra lẹo ở mắt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra lẹo ở mắt.
2. Nguyên nhân gây ra lẹo mắt
Nguyên nhân đầu tiên khiến mắt bị lẹo chính là không giữ gìn sạch sẽ phần mí mắt khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Khi mắc rồi thì vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hơn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Không có thói quen vệ sinh mắt, mi mắt sạch sẽ
– Giữ lại lớp trang điểm quá lâu hoặc để qua đêm
– Dùng các sản phẩm trang điểm (phấn mắt, chuốt mi,…) đã quá hạn hoặc không đảm bảo
– Không vệ sinh tay sạch sẽ khi thay kính áp tròng, thói quen đưa tay dụi mắt ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Mắt nổi lẹo có thể do bạn có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm mí mắt. Khi này mí mắt của bạn yếu hơn bình thường và có khả năng nổi lẹo khá cao.
Cần vệ sinh tay kỹ trước khi đeo kính áp tròng.
3. Làm gì khi phát hiện mắt bị lẹo
Khi nhận thấy mắt có dấu hiệu bị lẹo, trước tiên bạn cần chú ý giữ cho đôi mắt và đôi tay luôn sạch sẽ. Lẹo mắt không phải bệnh quá nghiêm trọng và thường tự khỏi sau vài ngày (khoảng 4-6 ngày). Tuy nhiên để mắt nổi lẹo có thể tự khỏi thì bạn cần chú ý:
– Vệ sinh bàn tay sạch sẽ mỗi khi cần tiếp xúc với mắt (đeo kính áp tròng,..). Hoặc tạm ngưng sử dụng kính áp tròng, thay thế bằng kính thông thường. Việc này vừa giúp giảm tiếp xúc giữa tay và mắt, vừa giúp tránh bụi bẩn bay vào mắt gây viêm
– Giữ vệ sinh mắt
– Hạn chế dụi mắt, hạn chế để tay tiếp xúc với nốt lẹo
– Tạm dừng sử dụng các sản phẩm trang điểm mắt
– Giữ gìn vệ sinh các loại khăn mặt, khăn tắm,…
Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng nếu nốt lẹo tấy đỏ gây đau đớn. Chườm nóng không chỉ giúp mắt bạn thư giãn mà còn giúp lỗ chân lông giãn nở, giảm bít tắc. Tuy nhiên, mắt là vùng nhạy cảm nên hãy chú ý tần suất chườm. Nên chườm 3 lần 1 ngày và không quá 15p mỗi lần chườm.
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ 1 bên: Nguyên nhân và giải pháp
Chườm nóng mắt giúp mắt thư giãn và giảm bít tắc chân lông.
Ngoài ra, có một số phương pháp dân gian chữa mắt bị lẹo được truyền lại: Dùng lá trầu không, lá ổi, lăn trứng gà, đắp nghệ tươi lên vùng mắt bị lẹo,… Tuy nhiên, bạn không nên tự ý chữa bệnh bằng các phương pháp này vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm. Do đó, khi nốt lẹo đã to và gây khó chịu thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị an toàn nhất.
Một số phương pháp điều trị:
– Rạch, chích lấy mủ
– Dùng thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống
Trong đó, phương pháp rạch chích lấy mủ nốt lẹo là phương pháp nhanh chóng và giúp đôi mắt sớm quay về trạng thái bình thường. Dưới đây là một số lưu ý khi rạch, chích nốt lẹo
4. Phương pháp rạch, chích nốt lẹo cần lưu ý gì?
4.1. Khi nào cần chích lấy mủ mắt nổi lẹo?
Nốt lẹo sau 1 tuần chưa tự khỏi có thể gây ra nhiều khó chịu: sưng to, lan rộng, tấy đỏ gây đau đớn, chảy nước mắt, gom mủ gây bận vướng mắt… Ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và công việc. Vì vậy, nếu mắt bị lẹo không tự khỏi sau 1 tuần và có dấu hiệu viêm nặng hơn thì bạn hãy gặp bác sĩ và xin ý kiến làm kỹ thuật chích lấy mủ.
4.2. Chống chỉ định chích, rạch lấy mủ với trường hợp nào?
Chích lấy mủ sớm giữ đôi mắt khỏe mạnh và quay về cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định chích lấy mủ. Các trường hợp chống chỉ định chích, rạch như sau:
– Mắt đang bị tấy đỏ mà chưa gom mủ trắng
– Bệnh nhân có các bệnh không được phép phẫu thuật
Nếu không thuộc các trường hợp chống chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật chích lẹo cho bệnh nhân
>>>>>Xem thêm: Bệnh Glaucoma cấp: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
4.3. Lưu ý gì sau khi tiến hành chích lẹo?
Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng các loại thuốc kháng sinh ( uống, nhỏ mắt), kháng viêm… Cùng các biện pháp vệ sinh vết chích và mắt sau khi chích lẹo. Bởi khi này mắt của bạn đang bị tổn thương, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Để tránh việc tái phát, đừng quên các biện pháp giữ gìn vệ sinh vùng mắt cũng như đôi tay thường xuyên.
Kỹ thuật chích mắt nổi lẹo không quá phức tạp nhưng nếu không được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và tại cơ sở y tế uy tín thì bạn hoàn toàn có nguy cơ gặp các biến chứng hoặc lâu lành vết rạch. Bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thăm khám và thực hiện điều trị cho bạn với cơ sở vật chất an toàn, hiện đại. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là nơi bạn đang tìm kiếm phù hợp với các tiêu chí trên.
Đến với Thu Cúc TCI sớm khi bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường của đôi mắt để bảo vệ đôi mắt của mình tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.