Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết nặng thường do sốc, lúc này người bệnh cần thăm khám và nhập viện ngay lập tức. Nếu xử trí chậm trễ khoảng 4-6 tiếng, người bệnh có thể diễn biến nguy kịch, thậm chí tử vong. Cùng tìm hiểu dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết cần nhập viện ngay.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết cần nhập viện ngay
1. Các dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết
1.1 Đau bụng dữ dội hoặc đau cơ, mệt mỏi li bì là dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết
Đau bụng, chân tay lạnh, cả người vật vã, thở nhanh, hốt hoảng, hội chứng choáng váng, tụt huyết áp, mệt mỏi nhiều, vật vã, li bì, thậm chí mê sảng.
Đau bụng, mệt mỏi là dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp.
1.2 Nôn, buồn nôn
Nôn mửa liên tục, ít nhất 3 lần trong vòng 1 giờ. Nôn ra máu.
1.3 Chảy máu
Chảy máu cam (chảy máu mũi), chảy máu chân răng, xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da hoặc các vết bầm tím tại chỗ tiêm.
1.4 Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết
Nôn ói ra máu tươi hoặc máu đen. Đại tiện phân màu đen hoặc có máu trong phân do bị xuất huyết nội tạng.
1.5 Kinh nguyệt bất thường
Kinh nguyệt sớm, kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
Sốt xuất huyết nặng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có biểu hiện sốt cao, kèm theo một hoặc một số dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn biến chứng sốc do sốt xuất huyết đe dọa tính mạng.
2. Nguyên nhân khiến sốt xuất huyết nặng biến chứng có nguy cơ tử vong
Nguyên nhân là do:
– Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (gây tụt huyết áp).
– Tràn dịch đa màng (màng bụng, phổi, tim,…)
– Suy hô hấp cấp do dịch màng phổi, mô kẽ.
– Xuất huyết nghiêm trọng: chảy máu mũi không cầm, xuất huyết âm đạo, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận).
– Suy đa phủ tạng: tim, gan, thận, rối loạn tri giác do xuất huyết não,…
Tìm hiểu thêm: Cần chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Suy hô hấp cấp là nguyên nhân khiến sốt xuất huyết trở nặng.
3. Dự phòng dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết gây sốc
Theo Bộ Y tế thì phần lớn các trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Đa số là điều trị triệu chứng và phải theo dõi một cách chặt chẽ để phát hiện sớm sốc sốt xuất huyết xảy ra và có biện pháp xử trí kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân trong 3 ngày đầu có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ khớp nên đi khám và làm xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue và xét nghiệm chỉ số Hematocrit nền. Nên bù nước điện giải bằng dung dịch oresol đường uống, hạn chế truyền dịch và đặc biệt là không tự ý truyền dịch tại nhà.
Đã có nhiều trường hợp người bị sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng như tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, cô đặc máu, tăng Hematocrit, giảm tiểu cầu, men gan cao, mất máu nhiều khiến người bệnh nhợt nhạt, kiệt sức. Đặc biệt là những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gan,… Nếu không được nhập viện điều trị kịp thời có nguy cơ sốc sốt xuất huyết, diễn biến rất nhanh và nguy kịch, thậm chí tử vong.
4. Các đối tượng bị sốt xuất huyết nên nhập viện điều trị
Sống một mình
Khó tiếp cận với cơ sở y tế (nhà quá xa cơ sở y tế), không thể nhập viện điều trị kịp thời khi bệnh diễn biến nặng.
Trẻ nhũ nhi
Người đang mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bệnh tim, gan, thận, hen, thiếu máu, tan máu,….
Dư cân, béo phì
Phụ nữ có thai
Người cao tuổi (từ trên 60 tuổi).
5. Đừng nhầm lẫn các biểu hiện của sốt xuất huyết với sốt siêu vi
5.1 Sốt xuất huyết
Giai đoạn khởi phát: sốt cao có thể lên tới 39-40 độ C, đột ngột, liện tục, khó hạ sốt. Thường diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu tiên. Có thể kèm theo một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, đau hốc mắt, ho, chảy nhiều dịch mũi,…
Giai đoạn toàn phát: khoảng 3-7 ngày tiếp theo người bệnh có thể còn sốt hoặc đã hạ sốt. Tuy nhiên, tiểu cầu trong máu bị giảm và triệu chứng xuất huyết từ nhẹ đến nặng bắt đầu xuất hiện. Có thể xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng, sốc sốt xuất huyết, hạ huyết áp là những dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết.
Giai đoạn phục hồi: người bệnh đã hết sốt, tiểu cầu tăng dần và cơ thể dần khỏe trở lại.
5.2 Sốt siêu vi (sốt virus)
Sốt cao có thể 39-40 độ C, cơ thể mệt mỏi, đau nhức chân tay, uể oải, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt. Đau họng, ho, chảy dịch mũi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, có thể nổi hạch ở vùng đầu mặt cổ. Sau khoảng 1-2 ngày người bệnh có biểu hiện mẩn đỏ trên da. Điểm đặc biệt ở nốt mẩn đỏ trên da người bệnh bị sốt virus là khi ta lấy tay ấn hoặc căng nốt mẩn đỏ nó sẽ biến mất, còn nốt mẩn đỏ do sốt xuất huyết thì khi ta ấn sẽ không biến mất.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lậu mạn tính có chữa trị được không?
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để phát hiện đúng bệnh và điều trị đúng cách.
6. Nguyên nhân dễ nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Sốt xuất huyết là do muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti – vật thể trung gian truyền bệnh) mang virus Dengue truyền cho người qua vết muỗi cắn. Do đó, thực chất sốt xuất huyết cũng là một loại sốt do virus gây bệnh, nhưng nó xác định được cụ thể đó là do virus gì (virus dengue) nên các triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt virus tương đối giống nhau.
Sốt virus (sốt siêu vi) nói chung gồm 1 tập hợp rất rộng, có thể không xác định được cụ thể loại virus mang bệnh là gì.
Cả hai loại bệnh này đều chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Sốt virus thì thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một số trường hợp nếu không được can thiệp kịp thời vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim, tổn thương não.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.