Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm của bệnh là xuất hiện tình trạng tăng lượng đường huyết (glucose) trong máu. Bệnh lý này tác động xấu đến sức khỏe người mắc và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt, hiện nay tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

1. Bệnh tiểu đường nhận biết qua những dấu hiệu nào?

Tiểu đường thường được phân thành 3 loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ. Mỗi loại tiểu đường lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau

1.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 xảy ra khi tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy do cơ thể có phản ứng tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, dẫn đến việc không sản sinh ra insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Biểu hiện cụ thể của tiểu đường type 1 như sau: 

Đói và mệt mỏi: Thông thường, cơ thể chúng ta hấp thu năng lượng từ thức ăn dưới dạng glucose, và quá trình này cần có insulin. Tuy nhiên ở người bị tiểu đường type 1, cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể kháng lại với insulin khiến cho glucose không được hấp thu và giải phóng năng lượng. Cơ thể không hấp thu được năng lượng nên sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi, uể oải hơn.

Đi tiểu thường xuyên hơn và mau khát hơn: Người bình thường sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần trong vòng 24 giờ, tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ đi tiểu nhiều lần hơn do rối loạn quá trình tái hấp thu glucose ở thận. Đi tiểu tiện nhiều lần khiến cơ thể người bệnh bị mất nhiều nước hơn nên sẽ mau khát hơn, cần uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước hơn lại khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn.

Khô miệng, khô da và ngứa da: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, sẽ cảm thấy khô miệng và khô da. Khi da bị khô có thể dẫn đến ngứa, rát.

Sụt cân nhiều: Mặc dù người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân rất nhiều. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu được glucose để chuyển hóa năng lượng nên đã sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng thay thế. Lượng chất béo bị phân giải nhiều trong 1 khoảng thời gian ngắn khiến cơ thể bị sụt cân đột ngột.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

1.2 Dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể có tình trạng kháng insulin hay mất khả năng đáp ứng với insulin. Vì vậy mặc dù các tế bào beta ở tuyến tụy tiết ra một lượng insulin ở mức bình thường nhưng cơ thể vẫn cảm thấy chưa đủ, từ đó kích thích việc sản sinh thêm insulin. Sau một thời gian các tế bào beta sẽ bị suy yếu và dẫn đến lượng insulin tiết ra bị giảm. 

Các triệu chứng của tiểu đường type 2 thường diễn biến âm thầm và tiến triển trong nhiều năm. Các triệu chứng thường không rõ ràng và người bệnh khó nhận ra những thay đổi trên cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy có khả năng cao là đang bị tiểu đường type 2:

Nhiễm trùng nấm men: Nấm men ăn glucose, vì vậy lượng glucose trong máu cao sẽ khiến cho nấm men có cơ hội phát triển mạnh. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm nào của da bao gồm: ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.

Vết thương chậm lành: Lưu lượng máu trong cơ thể bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu quá cao. Sau thời gian dài sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, khiến cho việc chữa lành các vết thương trở nên lâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Viêm tuyến giáp: Những điều cần biết

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

Dấu hiệu tiểu đường type2

1.3 Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Chỉ số đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai thường không gây ra triệu chứng nào rõ rệt. Mẹ bầu có thể cảm thấy khát nước hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

2. Điều trị bệnh tiểu đường

Để có thể điều trị bệnh tốt nhất, người bị tiểu đường nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nội tiết. Sau khi có chỉ định điều trị, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường mà chỉ có thể làm giảm tình trạng bệnh. Đối với tiểu đường type 1, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc insulin suốt đời. Với người bị tiểu đường type 2 có thể kiểm soát, cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống sao cho khoa học hơn. Khi thăm khám, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn về việc thực hiện chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt phù hợp.

Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển tốt, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này sẽ giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp về thận phát hiện sớm các vấn đề bất thường

Cần chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh

3. Phòng tránh tiểu đường bằng cách nào?

Tiểu đường type 1 khó có thể phòng tránh bởi bệnh liên quan đến yếu tố bẩm sinh. Còn với tiểu đường type 2, mọi người có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng tránh bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho điều độ. Cần hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh… Bên cạnh đó cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.

Bệnh tiểu đường còn liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường thì khả năng mắc bệnh tiểu đường của bạn sẽ cao hơn bình thường. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh cao càng nên chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân. Đồng thời nên có ý thức phòng bệnh và thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bất ổn. Bạn nên lập một kế hoạch sinh hoạt khoa học, vận động hợp lý và cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. 

Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh tiểu đường, các dấu hiệu và cách phòng tránh. Mặc dù vẫn chưa có thuốc đặc trị tiểu đường, tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng về căn bệnh này. Người bị tiểu đường vẫn có thể tận hưởng một cuộc sống tốt như bình thường khi được phát hiện và điều trị kịp thời, kết hợp với lối sống lành mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *