Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết

Bệnh lý tim mạch tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau như bệnh mạch vành, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Mỗi bệnh lý lại biểu hiện với những đặc điểm và triệu chứng khác nhau. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch theo từng bệnh lý, qua đó phát hiện sớm các vấn đề bất thường của hệ tim mạch nhé.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết

1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch

1.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp tính nguy hiểm do ngừng cung cấp máu đột ngột đến cơ tim. Cơn đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực giống như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau,… kéo dài vài phút đến vài chục phút chính là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim.

Đôi khi cơn đau ngực không xuất hiện hoặc xuất hiện một cách không điển hình. Thay vào đó, người bệnh có thể có những triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng, đau lan ra sau lưng và lên hàm,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết

Đau ngực là triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch điển hình.

1.2 Triệu chứng bệnh rối loạn nhịp tim

Bình thường tim của chúng ta đập rất đều đặn 60 – 90 nhịp mỗi phút. Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều, dưới 60 nhịp/phút hoặc trên 90 nhịp/phút.

Sự thay đổi về nhịp tim thường khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:

– Hồi hộp đánh trống ngực

– Tim đập mạnh hoặc bỏ nhịp

– Choáng váng

– Ngất xỉu

Tùy từng loại rối loạn nhịp mà các biểu hiện của bệnh nhân sẽ khác nhau.

1.3 Triệu chứng cảnh báo bệnh van tim – suy tim

Van tim có 4 loại là: van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá và van động mạch phổi. Bốn van này hoạt động đóng mở rất nhịp nhàng giúp cho dòng máu luân chuyển trong hệ tuần hoàn theo một chiều với lượng cần thiết cho mỗi kỳ co bóp của tim. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh lý liên quan đến những bất thường trong cấu trúc có thể làm cho van bị hẹp, hở hoặc sa van. Tùy thuộc vào loại và mức độ nặng của tổn thương van tim mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

– Mệt mỏi

– Khó thở

– Hồi hộp, đánh trống ngực

– Hoa mắt, chóng mặt

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về tình trạng đột quỵ người trẻ gia tăng

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết

Người mắc bệnh tim mạch có thể cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Hầu hết các tổn thương van tim đều khiến tim chịu nhiều áp lực hơn trong việc co bóp để cung cấp đủ lượng máu cần thiết, vì vậy lâu dần dễ dẫn đên suy tim. Trong các trường hợp bệnh van tim dẫn đến suy tim, bệnh nhân còn có thể có thêm các triệu chứng như:

– Phù chân và mắt cá chân

– Tràn dịch màng bụng làm bụng trướng

– Tăng cân nhanh chóng do bị tích nước

1.4 Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch bẩm sinh                                              

Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có thể được phát hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh không hề biểu hiện gì, bệnh nhân vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường cho đến khi trưởng thành. Một số trường hợp chỉ tình cờ phát hiện ra bệnh khi đi khám các bệnh lý khác.

Các triệu chứng nếu có ở các bệnh nhân mắc bệnh này thường là:

– Tím da

– Ngón tay to

– Bú kém hoặc biếng ăn

– Tăng cân chậm

– Trẻ bị viêm phổi tái phát nhiều lần

– Chậm phát triển về trí tuệ

1.5 Dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim

Dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim thường không đặc hiệu. Trước khi có triệu chứng rầm rộ thì người bệnh có thể chỉ xuất hiện các biểu hiện giống như nhiễm cúm như: mệt mỏi, đau mỏi khớp, đau đầu, đau họng, sốt, tiêu chảy… Người lớn khi mắc bệnh này có thể gặp khó khăn trong việc thở. Đặc biệt họ cảm thấy khó thở khi gắng sức, đau ngực, hồi hộp, thậm chí là ngất. Ở trẻ em, có thể thấy tím môi, thở nhanh, hay mệt mỏi…

2. Cần làm gì có nhận thấy dấu hiệu bệnh tim mạch?

Các dấu hiệu của bệnh tim mạch thường rất mơ hồ, khó phát hiện, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh thường chủ quan hoặc lầm tưởng với các bệnh lý thông thường khác nên không thăm khám mà tự ý điều trị. Điều này khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng theo thời gian. Vì vậy để tầm soát và chẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần. Ngay khi có các triệu chứng kể trên hoặc sự bất thường dù là nhỏ nhất trong cơ thể, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, đem lại kết quả điều trị cao nhất,

Ngoài ra, để không mắc phải một trong các bệnh lý này, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch như đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, làm việc nghỉ ngơi điều độ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch mà ai cũng nên biết

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng đột quỵ khi ngủ 

Khi thấy có các triệu chứng mắc bệnh tim mạch, cần thăm khám tại chuyên khoa tim mạch ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ.

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch

3.1 Chẩn đoán qua dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch

Các triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch với bạn có thể là mơ hồ, nhưng cùng với các dấu hiệu đi kèm, bệnh sử, các triệu chứng thực thể… đó lại là cơ sở vô cùng quan trọng để các bác sĩ đưa ra những phán đoán chính xác nhất về tình trạng mà bạn đang mắc phải, từ đó đưa ra những chỉ định chẩn đoán tiếp theo giúp xác định hoặc phân biệt các loại bệnh lý. Điều này sẽ được làm tốt nhất tại chuyên khoa tim mạch uy tín, nơi có các chuyên gia tim mạch đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị tim mạch.

3.1 Chẩn đoán bệnh tim mạch bằng các kỹ thuật cận lâm sàng hiện đại

Dựa vào quá trình thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng như xét nghiệm cholesterol, xét nghiệm men tim, điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp CT động mạch vành, chụp MRI tim,…

4. Điều trị bệnh tim mạch

Dựa vào loại bệnh lý bạn mắc phải là gì, nguyên nhân và mức độ tổn thương ra sao mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh. Đối với những trường hợp bệnh đã nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng thì một số biện pháp can thiệp vào cấu trúc có thể được tiến hành để khôi phục lại hoạt động của tim. Tuy nhiên, các phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Hi vọng bài viết đây đã cung cấp cho bạn những thông tin tham khảo quý giá về các triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch và cách chẩn đoán, điều trị các căn bệnh này. Để phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn cần theo dõi sức khỏe của bản thân, tuyệt đối không chủ quan với những dấu hiệu bất thường. Hãy thăm khám định kỳ và ngay khi có các “tín hiệu” cảnh báo của cơ thể.

Nếu có nhu cầu khám tim mạch, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *