Bệnh trĩ ngoại đau đớn và gây ra nhiều biến chứng hơn trĩ nội. Mặc dù vậy, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại lại rõ ràng hơn. Người bệnh cần nắm được những dấu hiệu này để tìm được cách chữa trị bệnh sớm và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại – chớ coi thường
1. Trĩ ngoại là tình trạng như thế nào?
Bệnh trĩ cực kỳ phổ biến trong nhóm các bệnh về hậu môn, trực tràng. Khoảng 50% dân số Việt Nam đối diện với nguy cơ bệnh trĩ. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và các chức năng sống. Ngoài ra, bệnh còn gây ra những tổn thương về tinh thần cho người bệnh bởi sự mặc cảm, tự ti.
Bệnh trĩ ngoại là một trong hai dạng phổ biến của bệnh trĩ. Bệnh cũng được gây nên từ tình trạng giãn nở của tĩnh mạch hậu môn, trực tràng do các áp lực quá lớn. Các áp lực này có thể chèn ép từ bên trong, tạo ra nguy cơ xung huyết ở các búi trĩ. Vị trí của các búi trĩ ngoại là nằm bên ngoài hậu môn, bên dưới đường lược. Điều này trái ngược với trĩ nội (các búi trĩ hình thành và phân bố bên trong ống hậu môn, khi bệnh nặng búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài).
Hình ảnh mô tả các cấp độ của trĩ ngoại trên thực tế
2. Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại là gì?
2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại dạng nhẹ
Bệnh trĩ ngoại nhẹ có những biểu hiện điển hình như sau:
– Người bệnh đi ngoài ra máu, máu có màu đỏ tươi do giàu oxy. Tuy nhiên lượng máu thường không nhiều bằng bệnh trĩ nội.
– Luôn có cảm giác mót rặn, vướng víu nhưng không thể đi vệ sinh được
– Ngứa ngáy, đau rát hậu môn âm ỉ. Người bệnh khó nằm, ngồi vì cơn đau
– Búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn, phát triển to dần
2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại dạng nặng
– Người bệnh đau đớn vì búi trĩ sưng to cọ vào trang phục, không thể ngồi. Hậu môn xuất hiện những khối thịt lớn, đỏ như máu và chứa nhiều mạch máu
– Hậu môn căng tức, nóng rát, búi trĩ mọc xung quanh hậu môn phình to ra và có màu xanh tím. Các búi trĩ này rất dễ vỡ khi bị cọ xát.
– Đi đại tiện trở thành một cực hình khi búi trĩ to lên, gây tắc nghẹt hậu môn
– Người bệnh cảm thấy các vết loét ở hậu môn gây ra các cơn đau dữ dội, kèm theo nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ ở giai đoạn nặng.
Các dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại thường dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh hậu môn – trực tràng khác như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp trực tràng, sa trực tràng,.. Chính vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa để được đảm bảo bắt đúng bệnh, chữa đúng bài.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ và cách chữa hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại gây đau đớn từ âm ỉ đến vô cùng dữ dội
3. Biến chứng mà bệnh trĩ ngoại gây ra có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Bệnh trĩ ngoại tuy dễ nhận biết hơn nhưng cơn đau và độ nguy hiểm của nó là lớn hơn nhiều so với trĩ nội. Có thể điểm qua một số biến chứng của bệnh trĩ ngoại như sau:
3.1. Chứng thiếu máu, tăng nguy cơ máu bị nhiễm trùng
Mặc dù lượng máu không quá nhiều nhưng trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ rất dễ thiếu máu. Chứng thiếu máu nguy hiểm với con người, có thể kéo theo những tình trạng như hoa mắt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, với trường hợp bệnh nhân bị trĩ ngoại nặng, hậu môn bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tĩnh mạch trĩ tạo ra những nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
3.2. Tắc mạch trĩ và búi trĩ sa nghẹt
Các mạch máu bên trong bị ứ trệ, hình thành các cục máu đông gây căng cứng, đau đớn dữ dội. Các búi trĩ chứa huyết khối sẽ có màu xanh và dễ bị vỡ hơn bình thường. Tình trạng búi trĩ quá lớn dẫn đến biến chứng chặn cửa hậu môn, ngăn cản người bệnh đi đại tiện. Ngoài ra khi phân được đẩy ra ngoài, phân sẽ chén ép búi trĩ gây đau đớn, nứt búi trĩ, chảy máu và viêm nhiễm nặng nề. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị rối loạn chức năng co thắt cơ hậu môn, tình trạng đại tiện không tự chủ.
3.3. Cơ quan sinh dục của nữ giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do trĩ ngoại
Ở phụ nữ, niêm mạc tử cung rất nhạy cảm và vị trí của tử cung lại rất gần hậu môn. Tình trạng viêm nhiễm từ búi trĩ có thể dễ dàng lây lan sang tử cung, gây viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt đối với phụ nữ mang bầu, điều này có thể gây ra các ảnh hưởng đến thai nhi và việc sinh nở.
3.4. Bệnh trĩ ngoại và nguy cơ bị ung thư trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại là ung thư trực tràng. Bệnh trĩ và sự viêm nhiễm nặng nề do trĩ ngoại gây ra, trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong trực tràng. Điều này tạo điều kiện cho bất kỳ tế bào ung thư nào xuất hiện có thể phát triển. Lâu dần, viêm nhiễm có thể gây ra các khối u trực tràng, ung thư ruột kết,..
4. Người mắc bệnh trĩ ngoại cần lưu ý điều gì trong quá trình điều trị
Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại. Chỉ khi được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị bằng các phương pháp khoa học thì bệnh trĩ mới có thể thuyên giảm. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại càng để lâu các biến chứng càng trở nên nặng nề và khó điều trị dứt điểm
Bệnh nhân trĩ là tuyệt đối không tự ý chữa trĩ tại nhà bằng các loại thuốc truyền miệng không rõ nguồn gốc. Một số bài thuốc nam được cho là có tác dụng trong việc điều trị trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý các chế độ ăn uống tập luyện để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ. Thực đơn cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn quá nhiều đạm, đồ cay nóng. Bên cạnh đó, bệnh nhân chú ý uống đủ nước và hạn chế bia rượu, chất có cồn để hạn chế táo bón. Bệnh nhân có thể tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh và tránh ngồi quá lâu một vị trí.
>>>>>Xem thêm: Kiểm chứng thông tin: Cây ngò gai chữa bệnh trĩ được không?
Người bị bệnh trĩ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hoặc ngồi quá lâu
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại cũng như các biến chứng của bệnh. Hãy chú ý đến những dấu hiệu bất thường để thăm khám và điều trị hiệu quả và triệt để nỗi ám ảnh thầm kín này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.