Thoát vị đĩa đệm cột sống thường là hậu quả của thoái hóa đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân béo phì, hoạt động thể lực nhiều, lao động nặng, có tiền sử gia đình mắc bệnh…Vậy dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm là gì? Cách phòng ngừa bệnh thế nào?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
1. Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống tại vị trí bị chèn ép.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể không có triệu chứng – hình ảnh thoát vị đĩa đệm có thể phát hiện tình cờ trên phim chụp. Cũng có nhiều trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cụ thể như:
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu đau mỏi chân, tay, tê bì…
– Đau chân hoặc tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên triệu chứng đau cổ, vai, cánh tay. Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống.
– Tê bì: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường phiền toái vì bị tê bì ở vùng cơ thể tương ứng với vùng chi phối của thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.
– Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh làm giảm đáp ứng vận động của nhóm cơ do thần kinh đó chi phối gây nên yếu cơ. Triệu chứng yếu cơ có thể kín đáo chỉ phát hiện được khi người thầy thuốc thăm khám nhưng cũng có thể rất rõ ràng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh hoặc gây tàn phế.
Tìm hiểu thêm: Đau vai gáy do đâu?làm thế nào để phòng ngừa đau vai gáy
Những dấu hiệu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt nên người bệnh cần đi khám để điều trị sớm
Khi thấy những dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm vừa kể trên, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh. Từ đó có cách điều trị kịp thời, hiệu quả.
2. Cách phòng thoát vị đĩa đệm
Để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần tự trang bị cho mình những kinh nghiệm trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
– Với những người hay làm việc lâu với 1 tư thế như nhân viên văn phòng thì nên đổi tư thế thường xuyên để cho đĩa đệm giảm áp lực. Khi thấy bị đau nên nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc tắm nước nóng, tự xoa vuốt các khớp cổ lưng tay chân. Thường xuyên tập thể dục mỗi buổi sáng.
– Không làm, khiêng vật nặng quá sức mình vì trọng tải của cột sống – đĩa đệm có giới hạn nhất định. Nếu bạn cố gắng quá sức sẽ làm hỏng cấu trúc cơ thể làm tăng khả năng cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm.
– Không nên hoạt động mạnh một cách đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ nếu không sẽ bi sai tư thế
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm khớp gối chữa trị càng sớm càng tốt
Thường xuyên vận động thể dục thể thao phù hợp, giữ tư thế đúng…sẽ giúp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả
– Luôn giữ đúng tư thế đứng thẳng cho cột sống cho bất kì công việc gì kể cả mang vác, bưng bê hay giặt giũ, bế trẻ em, lái xe…
– Nên có chế độ làm việc hợp lý. Cần phải biết kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp thời tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.
– Duy trì thể trạng hợp lý: Cần duy trì cân nặng hợp lý với chiều cao để tránh áp lực cho cột sống
– Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để điều trị kịp thời, hiệu quả cao.