Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi là tình trạng truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nắm được các dấu hiệu nhận biết của bệnh từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi
1. Giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết
1.1 Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi là gì?
Bệnh sốt xuất huyết do virus có tên là Dengue gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua vật truyền nhiễm trung gian là muỗi vằn.
Sốt xuất huyết được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau với nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt ở dạng này có thể khiến cho trẻ giảm huyết áp, đột ngột tử vong.
Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới ẩm do đó đây chính là điều kiện thuận lợi gây ra bệnh sốt xuất huyết phát triển và có những diễn biến hết sức phức tạp. Dịch thường sẽ xảy ra vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt.
Trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh sốt xuất huyết khá thấp nhưng đây lại là đối tượng có tỷ lệ mắc dễ mắc các biến chứng nguy hiểm cao nhất. Do đó, cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để từ đó có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ đúng cách.
Sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi là tình trạng truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng
1.2 Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi có những dấu hiệu nhận biết gì?
Dấu hiệu nhận biết của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý đó chính là việc trẻ đột ngột sốt cao trong khi khu vực bạn đang ở xảy ra dịch sốt xuất huyết.
3 ngày đầu khi bé bị nhiễm bệnh, cha mẹ cần theo dõi để xác định chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay không dựa vào các dấu hiệu dưới đây;
– Ở ngày thứ nhất: Trẻ thường sốt cao liên tục, biểu hiện này thường khiến cha mẹ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Ở ngày thứ 2: Tình trạng sốt vẫn cao kèm theo đó là vùng da ở cổ, chân, bụng của bé xuất hiện các vết xuất huyết. Với một số trẻ, biểu hiện này thường xuất hiện khá sớm do đó ca mẹ có thể phát hiện ra bệnh một cách nhanh chóng qua các đặc điểm này.
– Ở ngày thứ 3: Trẻ vẫn tiếp tục sốt cao kèm theo là tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu ở chân răng. Trẻ bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Bên cạnh đó, tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa cũng có thể xảy ra với một số trẻ với biểu hiện là nôn, đi ngoài ra máu.
Trẻ mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy cấp là khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm bởi hệ miễn dịch của trẻ đã bị suy giảm do virus tấn công, số lượng bạch cầu, tiểu cầu cũng giảm dần đi số lượng. Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn này thường có các biểu hiện như:
– Bụng bị sưng phù do dịch tràn ở phổi.
– Tình trạng xuất huyết trên da ngày càng trở nên nghiêm trọng.
– Ổ mắt bị phù nề, đi tiểu ra máu.
– Chân, tay, đầu của bé bị lạnh.
– Chảy máu mũi…
Thông thường, sau từ 2 đến 3 ngày qua giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ có dấu hiệu hạ sốt, bắt đầu đòi ăn trở lại, lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng trở lại.
Sốt xuất huyết ở trẻ dưới 1 tuổi không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tình trạng xuất huyết nội tạng, suy gan, viêm não…
Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý đó chính là việc trẻ đột ngột sốt cao trong khi khu vực bạn đang ở xảy ra dịch sốt xuất huyết.
3. Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ tuổi như thế nào?
Sốt xuất huyết ở trẻ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó khi trẻ bị nhiễm bệnh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi và chăm sóc kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
– Ở giai đoạn bệnh khởi phát, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol đơn chất để hạ sốt.
– Nếu tình trạng sốt cao không thuyên giảm, cha mẹ cần kết hợp lau người cho trẻ bằng nước ấm, cởi bớt quần áo để trẻ được thoáng mát. Tích cực bù nước cho trẻ bằng đường uống như: nước trái cây, nước điện giải, cháo loãng…
– Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Nếu sau 3 ngày điều trị tích cực mà trẻ không hạ sốt thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và bác sĩ điều trị.
4. Phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ như thế nào cho hiệu quả?
Để phòng bệnh sốt xuất huyết ở dưới nhỏ 1 tuổi cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:
– Cho trẻ mặc áo dài tay khi đi ra ngoài.
– Khi trẻ đi ngủ cần lưu ý mắc màn.
– Nhà cửa cần vệ sinh sạch sẽ và dọn dẹp thường xuyên.
– Nếu nhà có người bị nhiễm bệnh thì cần chú ý cách lý để tránh trường hợp muỗi đốt từ người bệnh và truyền bệnh cho các thành viên khác.
– Cần diệt muỗi, loăng quăng ở nhà và khu vực lân cận để tránh muỗi đốt trẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách dùng thuốc trị thủy đậu cho trẻ an toàn, hiệu quả
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.
Việc nắm bắt được các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ là rất quan trọng bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu. Nếu phát hiện muộn, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bé. Do đó cha mẹ cần lưu ý theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn dịch sốt xuất huyết bùng phát. Bên cạnh đó, cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.