Việt Nam có đến 20% dân số mắc viêm gan B, thuộc hàng top trên thế giới. Đây là 1 bệnh lý điều trị khó khăn tốn kém tiền bạc và có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu các triệu chứng phát hiện sớm và cách phòng tránh viêm gan siêu vi B là gì qua bài viết dưới đây:
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng viêm gan siêu vi B là gì?
1. Viêm gan siêu vi B là gì?
Viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Khi bị HBV xâm nhập, người bệnh sẽ suy giảm chức năng gan. Loại virus này có thể tồn tại đến 20 năm. Thực tế, có rất nhiều người bệnh cũng phải chiến đấu dai dẳng với bệnh nhiều thập kỷ.
Bệnh viêm gan B được biểu hiện dưới 2 thể đó là cấp tính và thể mãn tính. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao bậc nhất trên toàn cầu. Dựa trên số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), có khoảng 600.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này. Như vậy đây là bệnh lý rất nguy hiểm và việc tìm hiểu triệu chứng, cách phòng tránh viêm gan siêu vi B là rất quan trọng.
Bệnh viêm gan siêu vi B do virus HBV gây ra
2. Triệu chứng viêm gan siêu vi B là gì?
Viêm gan siêu vi B có thể điều trị dễ dàng hơn khi phát hiện sớm. Tuy nhiên việc này rất khó khăn do đây là căn bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt. Thể viêm gan B cấp tính, các biểu hiện rõ nét hơn nhưng đối với thể mãn tính, người bệnh rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm suy nhược thông thường.
Người bệnh cần hết sức tinh tế, chú ý đến cả những thay đổi nhỏ nhặt nhất của cơ thể mới có thể phát hiện ra bệnh từ giai đoạn đầu. Dưới đây là những triệu chứng nhận biết sớm viêm gan siêu vi B:
– Xuất hiện cảm giác đau chướng vùng bụng phải;
– Vàng da và vàng mắt;
– Nước tiểu chuyển sang màu sẫm;
– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;
– Mất ngủ;
– Ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ dở;
– Sốt: thường bị khoảng 1 tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến 1 tháng;
– Xuất hiện dấu sao mạch: mạch máu kết tỏa giống hình hoa thị trên da.
Nếu thấy xuất hiện 1 trong những dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế. Đừng chủ quan, nếu bệnh tiến triển mãn tính, việc điều trị sau này sẽ rất phức tạp. Thậm chí viêm gan siêu vi B có thể biến chứng xơ gan ung thư gan đe dọa tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan nào nguy hiểm nhất?
Vàng da vàng mắt là 1 triệu chứng viêm gan siêu vi B điển hình
3. Phòng ngừa viêm gan siêu vi B
3.1. Tiêm vaccine ngừa viêm gan B
Vaccine là “lá chắn” bệnh viêm gan B hữu hiệu. Trẻ sơ sinh có thể thực hiện tiêm mũi ngừa viêm gan B. Người lớn chưa mắc bệnh cũng có thể tiêm vaccine viêm gan siêu vi B để thiết lập hàng rào bảo vệ sức khỏe chính mình.
3.2. Các con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B là gì?
Quan trọng nhất trong việc phòng bệnh đó là phải tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B từ người bệnh. Viêm gan B là 1 bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn cả HIV nên bạn phải thật cảnh giác. Dưới đây là 3 con đường lây bệnh, bạn cần thận trọng:
– Viêm gan B lây qua đường máu: Nếu da hoặc niêm mạc người lành bị xây xước mà tiếp xúc với máu người bệnh thì nguy cơ nhiễm virus HBV là rất lớn. Do đó bạn cần tránh sử dụng chung dao cạo, kim tiêm, lược, bấm móng tay.. của người khác. Ngoài ra virus HBV cũng được tìm thấy trong dịch tiết như nước bọt, mồ hôi, nước tiểu,… Vì thế bạn cần thật cẩn thận khi có vết thương hở.
– Lây từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì có khả năng lây cho con trong giai đoạn mang bầu và những tháng đầu sau sinh. Bạn nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ trong vòng 12h sau sinh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
– Lây qua quan hệ tình dục không an toàn: Nghiên cứu chỉ ra virus HBV cũng tồn tại trong dịch tiết âm đạo và tinh dịch. Do đó chúng có thể xâm nhập sang cơ thể bạn tình nếu 2 người thực hiện sinh hoạt tình dục mà không có các biện pháp bảo vệ. Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ chính mình khỏi viêm gan B, HIV,…
>>>>>Xem thêm: Khám chuyên khoa Gan mật: Phương pháp và quy trình
Lây truyền từ mẹ sang con là con đường lây nhiễm quan trọng của bệnh viêm gan B
3.3. Thăm khám sức khỏe gan định kỳ
Bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc phòng lây nhiễm viêm gan B, bạn cũng cần thăm khám sức khỏe gan mật. Mỗi người cần thói quen thăm khám theo lịch ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường. Vì như đã nói ở trên, bệnh là “‘sát thủ thầm lặng” tiến triển mà không bộc phát triệu chứng. Đến khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã trở nặng, khó điều trị.
3.4. Cách chăm sóc lá gan phòng viêm gan siêu vi B là gì?
Việc chăm sóc, thanh lọc giải độc cho gan khỏe mạnh cũng là 1 cách để hạn chế các bệnh lý gan mật. Cụ thể bạn cần thực hiện theo những khuyến cáo dưới đây:
– Uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
– Ăn nhiều các món trái cây giàu vitamin C như: cam, bưởi, quýt,…
– Tăng cường các món chế ăn từ đậu xanh, đậu đỏ.
– Tích cực dùng gia vị tỏi, nghệ trong bữa ăn.
– Uống ít bia rượu để tránh hủy hoại lá gan.
– Uống trà xanh để thanh nhiệt giải độc lá gan nói riêng và cơ thể nói chung.
– Rèn luyện thể dục thể thao khoảng 30ph mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là các cách phòng bệnh cũng như dấu hiệu nhận biết viêm gan siêu vi B là gì. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đẩy lùi nguy cơ viêm gan B, bảo vệ lá gan – cơ quan nội tạng quan trọng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.