Dấu hiệu nhiễm HPV ở miệng như thế nào?

Nhiễm HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và hầu như tất cả những người đã quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm bệnh tại một thời điểm nào đó. Ngoài quan hệ tình dục bằng âm đạo, HPV cũng có thể lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm HPV ở miệng?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhiễm HPV ở miệng như thế nào?

Có hơn 100 loại HPV khác nhau, và hơn 40 phân nhóm HPV ảnh hưởng tới khu vực sinh dục và cổ họng. HPV lây lan qua tiếp xúc da với da. Hầu hết những người đã quan hệ tình dục đều đã từng nhiễm HPV. Nếu bạn quan hệ bằng miệng, bạn có thể nhiễm HPV ở miệng hoặc cổ họng, người ta gọi là HPV đường miệng.

Có thể bạn chưa biết: virut gây ung thư vòm họng

Dấu hiệu nhiễm HPV ở miệng như thế nào?

Nhiễm HPV ở miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, vòm họng.

Các triệu chứng của HPV miệng là gì?

Nhiễm HPV thường không có triệu chứng, do vậy nhiều người không nhận ra mình đang bị bệnh và không biết để thực hiện các biện pháp để phòng tránh lây lan cho người khác.

Nếu nhiễm HPV trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Ung thư có thể hình thành ở cổ họng, lưỡi, amidan… Các triệu chứng ban đầu của ung thư miệng là:

  • Khó nuốt
  • Đau tai
  • Ho ra máu
  • Giảm cân không giải thích được
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau họng thường xuyên
  • Xuất hiện u cục, tăng trưởng trên cổ
  • Khàn tiếng

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân gây HPV miệng là gì?

Tìm hiểu thêm: Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

Dấu hiệu nhiễm HPV ở miệng như thế nào?

Không chỉ riêng quan hệ tình dục đường âm đạo mới làm lây nhiễm HPV mà quan hệ bằng miệng, hoặc tiếp xúc da với da bộ phận sinh dục cũng làm lây bệnh.

Nhiễm HPV ở miệng khi một vi-rút xâm nhập vào cơ thể, thông thường là qua vết xước nhỏ trong miệng. Và điều này dễ xảy ra khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Theo một số liệu thống kê ở Mỹ, khoảng 7% số người trong độ tuổi từ 14-69 nhiễm HPV ở miệng. Trong đó, nam gặp nhiều hơn nữ. Điều đáng nói, khoảng 2/3 trường hợp ung thư miệng có DNA HPV. Các phân nhóm HPV thường gặp nhất ở miệng là HPV 16 – đây là một nhóm HPV có nguy cơ cao gây ung thư.

Các yếu tố nguy cơ cho HPV miệng bao gồm:

  • Quan hệ tình dục đường miệng (oral sex): càng quan hệ đường miệng với nhiều người, nguy cơ càng cao. Đặc biệt nam giới, hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn khi quan hệ bằng đường miệng.
  • Hút thuốc: Khói thuốc làm cho bạn dễ bị tổn thương trong miệng, và giúp HPV dễ dàng xâm nhập hơn.
  • Uống rượu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng cồn cao sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV ở nam giới. Nếu vừa hút thuốc vừa uống rượu, nguy cơ còn cao hơn.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng cao bởi phải mất nhiều năm để phát triển.

Làm thế nào để biết rằng mình bị nhiễm HPV ở miệng?

Không có xét nghiệm chính xác để xác định tình trạng nhiễm HPV ở miệng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương bằng các phương pháp sàng lọc ung thư, hoặc nha sĩ phát hiện tổn thương, và chỉ định sinh thiết để xem tổn thương có phải là ung thư không hoặc có HPV hay không.

Cách điều trị bằng miệng HPV?

Hầu hết các loại HPV miệng đều biến mất trước khi chúng gây ra bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào. Tuy nhiên, ở một số người nhiễm HPV có thể gây ra mụn cóc ở miệng và cần điều trị.

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa HPV miệng?

Dấu hiệu nhiễm HPV ở miệng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Sàng lọc double test là gì? Quy trình thực hiện?

Tiêm phòng HPV khi chưa quan hệ tình dục là cách tốt nhất để phòng ngừa các loại ung thư do HPV gây ra.

Thay đổi lối sống là một trong những cách dễ dàng nhất để giúp ngăn ngừa HPV. Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su
  • Không nên quan hệ với nhiều bạn tình, và nói chuyện với bạn tình xem họ có nhiễm loại bệnh lây truyền qua đường tình dục nào hay không. Đối với những người mà bạn không hiểu quá rõ, nên tránh quan hệ bằng đường miệng.
  • Những người đã và đang quan hệ tình dục nên thường xuyên kiểm tra để xem mình có mắc bệnh gì hay không
  • Khám nha sĩ 6 tháng 1 lần, để kiểm tra khoang miệng xem có gì bất thường hay không, đặc biệt là những người có quan hệ tình dục bằng đường miệng.
  • Tiêm phòng HPV là cách hữu hiệu không chỉ phòng ngừa ung thư miệng, mà còn giúp ngừa ung thư cổ tử cung và 1 số bệnh ung thư khác do HPV gây ra. Độ tuổi được khuyến khích tiêm là nam nữ dưới 26 tuổi, chưa quan hệ tình dục. Theo các nghiên cứu gần đây, tiêm phòng giúp giảm ít nhất 88% nguy cơ nhiễm HPV ở miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *