Dấu hiệu ruột thừa vỡ thường xảy ra trong vòng 24 giờ

Viêm ruột thừa là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm ruột thừa là dấu hiệu ruột thừa vỡ, thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi ruột thừa bị viêm. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu ruột thừa vỡ thường xảy ra trong vòng 24 giờ

1. Hệ quả của ruột thừa bị vỡ

Viêm ruột thừa khi không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng vỡ ruột thừa. Khi ruột thừa vỡ, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng không thường xuyên. Nhưng rất nhanh sau đó cơn đau sẽ trở nên dữ dội và liên tục.

Lúc này, các ổ áp xe đang chứa đầy dịch có thể sẽ phát triển quanh vùng ruột thừa. Các mô sẹo cùng các cấu trúc khác trong ổ bụng sẽ chống lại ổ áp xe ruột thừa và cơ chế tiết mủ để ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng được lan rộng.

Ngoài ra, phần mủ nhiễm trùng chảy ra từ phần ruột thừa có thể gây ra viêm phúc mạc. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở lớp màng mỏng như lụa lót bên trong ổ bụng. Trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm phúc mạng sẽ lan rộng rất nhanh chóng, gây ra nhiễm trùng máu và đe dọa gây tử vong.

Như vậy, khi ruột thừa bị vỡ khiến các vi khuẩn tràn ra khắp ổ bụng và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Phẫu thuật loại bỏ phần ruột thừa và làm sạch ổ bụng là yêu cầu bắt buộc cần thực hiện ngay lập tức.

Dấu hiệu ruột thừa vỡ thường xảy ra trong vòng 24 giờ

Ruột thừa vỡ là loại biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm ruột thừa.

2. Dấu hiệu ruột thừa vỡ được cảnh báo

Biến chứng ruột thừa vỡ rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, nhận biết đúng triệu chứng, dấu hiệu bệnh là yêu cầu quan trọng giúp nhanh chóng xử lý đúng cách khi gặp phải biến chứng này. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo ruột thừa đã bị vỡ:

2.1. Dấu hiệu ruột thừa vỡ là đau bụng dữ dội

Cơn đau bụng do viêm ruột thừa sẽ tạm thời giảm bớt khi ruột thừa bị vỡ do áp suất trong ruột thừa sưng được giải phóng. Tuy nhiên cơn đau sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại với mức độ dữ dội hơn khi nhiễm trùng lây lan đến phúc mạc. Toàn bộ vùng bụng căng cứng và rất đau khi chạm vào. Điều trị thường là sử dụng kháng sinh truyền tĩnh mạch sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày buồn nôn

Dấu hiệu ruột thừa vỡ thường xảy ra trong vòng 24 giờ

Đau bụng dữ dội là dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ về biến chứng vỡ ruột thừa.

2.2. Sốt tăng cao

Khi ổ mủ trong ruột thừa viêm lan tràn toàn bộ phúc mạc, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Các loại thuốc giảm sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen được sử dụng để giảm sốt và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn nhưng không thể điều trị triệt để tình trạng này.

2.3. Các triệu chứng nặng ở đường tiêu hóa

Ruột thừa vỡ có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, có máu trong dịch nôn và phân. Theo nghiên cứu của University of Texas Health Science Center San Antonio, ruột thừa vỡ cũng có thể dẫn tới liệt ruột, tình trạng trong đó ruột ngừng hoạt động. Chất phân và khí không thể được thải loại ra ngoài cơ thể khiến dạ dày trở nên căng cứng và không có nhu động ruột.

2.4. Sốc là dấu hiệu ruột thừa vỡ

Viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ dẫn đến sốc nếu không được điều trị. Bệnh nhân thường có các triệu chứng mệt mỏi, cơ thể yếu, da dẻ xanh xao, huyết áp thấp, lú lẫn. Lượng nước tiểu giảm, thở gấp và sâu. Sốc do viêm phúc mạc là một cấp cứu y tế nếu không xử lý kịp bằng kháng sinh, chất lỏng, các loại thuốc tăng huyết áp và ổn định nhịp tim sẽ khiến người bệnh tử vong.

3. Xử lý khi nghi ngờ ruột thừa bị vỡ

Việc đầu tiên và quan trọng nhất khi nghi ngờ dấu hiệu về biến chứng vỡ ruột thừa đó là cần đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiến hành cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu ruột thừa vỡ thường xảy ra trong vòng 24 giờ

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu polyp đại tràng nhắc bạn cần nội soi 

Trường hợp ruột thừa bị vỡ cần được đưa đến bệnh viện và tiến hành phẫu thuật kịp thời.

Để điều trị biến chứng khi vỡ ruột thừa, bác sĩ sẽ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức. Đối với trường hợp xảy ra viêm phúc mạc, sẽ cần điều trị bằng cách làm sạch khoang bụng trong quá trình phẫu thuật để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Người bệnh sẽ được tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch, ít nhất là trong thời gian vài ngày đầu. Bác sĩ cũng có thể đưa chỉ định dùng kháng sinh trong vài tuần sau đó để chắc chắn rằng không còn tình trạng nhiễm trùng.

Thông thường, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt ruột thừa ngay lập tức. Nếu có ổ áp xe lớn, sẽ cần đặt dẫn lưu dịch trước khi phẫu thuật bằng cách chèn một ống nhỏ vào đúng ổ áp xe để thoát phần vi khuẩn và mủ ra bên ngoài. Quá trình này có thể duy trì trong vài tuần, vì vậy người bệnh có thể phải nằm viện và dùng thuốc kháng sinh trong thời gian này.

Viêm ruột thừa là một dạng cấp cứu nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhận biết các triệu chứng nghi ngờ dấu hiệu ruột thừa vỡ để chủ động hơn trong việc xử lý biến chứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *