Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày có biểu hiện vô cùng đặc trưng nhưng với những mẹ sinh con đầu lòng chưa có kinh nghiệm thì đôi khi sẽ khó nhận biết và phát hiện để biết mình cần nhanh chóng đến viện. Vì vậy để đồng hành cùng thai kỳ của mẹ thêm an toàn, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến biểu hiện, triệu chứng sắp sinh con so trước một ngày để mẹ có thể nắm bắt được tình tình và bình tĩnh tìm cách xử lý các bạn nhé..
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày là gì?
1. Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày
1.1 Tiêu chảy liên tục
Thỉnh thoảng khi mang thai, đôi khi mẹ bầu cũng có thể bị gặp tình trạng tiêu chảy, tuy nhiên trước khi sinh thì hiện tượng này sẽ xảy ra liên tục, nhất là trước khi sinh một ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường trước khi sinh của mẹ bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do những yếu tố kích thích đến đường ruột khi sinh con. Khi chuẩn bị sinh những yếu liên quan sẽ tác động lên ruột và gây ra hiện tượng đau bụng kèm với việc phân lỏng để đào thải những cặn bã có trong ruột để thai nhi có thể thoải mái hơn khi ở trong bụng mẹ.
1.2 Thai máy thường xuyên hơn trước
Vào tháng cuối cùng của thai kỳ, tử cung sẽ dần trở nên chật chội hơn và không còn vừa với cơ thể cũng như chuyển động của bé nữa. Chính vì vậy mà đến tháng cuối mẹ có thế thấy tháng cuối thì dường như em bé ít thai máy hơn. Nhưng nếu trước một ngày khi sinh con thì bé yêu của mẹ sẽ liên tục tung “chưởng” rất mạnh mẽ. Đây chính là dấu hiệu báo động em bé đang cần ra ngoài đó.
Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày thường được nhiều mẹ bầu quan tâm
1.3 Xuất hiện dịch nhầy màu đỏ
Đây có thể được coi là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên rõ rệt nhất. Khi chuẩn bị sinh con sẽ xuất hiện hiện tượng bung nút nhầy và ra máu báo thai. Trong suốt thời gian mang thai, chất nhầy cổ tử cung có nhiệm vụ quan trọng, như một chiếc nắp chai “đóng nắp” bọc nước ối để bao bọc thai nhi bên trong. Đến những ngày cuối của thai kỳ, chất nhầy này sẽ ít dính đi và khi đó nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ nước ối. Khi xuất hiện hiện tượng này mẹ cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ vì khi xuất hiện hiện tượng này thì chứng tỏ cổ tử cung đã mở và rất sẵn sàng cho việc đón bé chào đời rồi.
1.4 Cơn co thắt mạnh, dồn dập
Những cơn co thắt không chỉ xuất hiện khi sắp sinh mà có thể xuất hiện khi mẹ bầu bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba, những cơn co thắt này còn được gọi với cái tên là cơn đau giả (Braxton Hicks). Tuy nhiên, cơn đau trước một ngày khi sinh sẽ đến nhiều và nhanh hơn, đây cũng là dấu hiệu để mẹ bầu biết mình sắp “vỡ chum”.
Cơn co thắt này khác với những cơn co thắt trong thai kỳ, tần suất cách nhau từ 5-7 phút. Cơn đau càng gần đến lúc sinh càng mạnh hơn và nhiều hơn. Khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng co thắt liên tục tốt nhất bầu nên gọi cho bác sĩ ngay để nhận được hướng dẫn cụ thể. Nếu cơn co thắt đặc biệt đến nhiều, liên tục mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để chờ sinh con. Thông thường, những con đau này sẽ đến và tăng dần nên mẹ cần quan sát kỹ lưỡng nhất là những ngày gần dự sinh.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi giai đoạn đầu có dễ phát hiện không?
Cơn co thắt không chỉ xuất hiện khi sắp sinh mà có thể xuất hiện khi mẹ bầu bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba
1.5 Vỡ ối
Đây là dấu hiệu báo hiệu mẹ chuẩn bị sinh một cách rõ ràng nhất. Khi vỡ ối chất dịch lỏng ấy sẽ chảy từ vùng kín báo hiệu màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh con được bắt đầu. Chiếm khoảng 10% các ca sinh túi ối sẽ bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau, còn phần lớn những cơn đau sẽ đến trước, dồn dập và sau đó mới đến hiện tượng vỡ ối.
Càng gần cuối thai kỳ, nhất là gần ngày sinh con thì mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, chuyện âm đạo có bị ra chất lỏng hay không mẹ sẽ khó có thể nắm bắt được mà thường bị hiểu nhầm là nước tiểu. Mẹ nên để ý những trường hợp bất thường thì băng vệ sinh sẽ không thể thấm được vì chất lỏng không chảy liên tục. Mẹ nên đặc biệt để ý để phân biệt trường hợp rỉ ối, vỡ ối với nước tiểu.
2. Khi nào bạn cần chuẩn bị dọn đồ để đến bệnh viện?
Khi mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu và gia đình nên luôn chuẩn bị sẵn tâm lý đón bé. Quan sát kỹ lưỡng những thay đổi của cơ thể để nếu có những dấu hiệu sắp sinh thì có thể nhanh chóng đến bệnh viện. Hãy tập cách tính thời gian những lần bạn bị co thắt bụng hay để ý xem mình có dấu hiệu nào bất thường hay không, mẹ nên đặc biệt lưu ý xem: thời gian giữa các cơn co thắt và thời gian của mỗi cơn co thắt lâu hay ngắn, đau nhiều hay đau ít để nhanh chóng đến viện.
Bình thường các cơn co thắt sẽ khoảng 15 – 20 phút và kéo dài từ 60 – 90 giây mỗi cơn. Sau đó nếu như nó chuyển sang tần suất nhanh và mạnh hơn, ví dụ như: các cơn co thắt trở nên mạnh kéo dài từ 45 – 60 giây và mỗi cơn đau cách nhau 3 – 4 phút, đây chính là lúc bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
Khi đến viện, mẹ cần cung cấp cho các bác sĩ thông tin về các cơn co thắt như thời gian tần suất xuất hiện và mức độ đau và các triệu chứng khác mà bạn đang gặp phải để bác sĩ nhanh chóng nắm bắt được tình hình.
Không chỉ đến ngày dự sinh các bạn mới cần lo lắng mà khi gặp những hiện tượng sau đây, bạn cũng cần đến viện ngay:
– Các dấu hiệu sinh non như là: cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37, âm đạo có hiện tượng chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, cảm thấy đau bụng dữ dội, đau vùng xương chậu, đau lưng.
– Nước ối bị rò rỉ, vỡ ối. Nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục thì cần đến bệnh viện và báo với bác sĩ ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của phân su.
– Hiện tượng thai máy ít, không đạp nhiều như bình thường nữa
– Bụng rất đau, có hiện tượng sốt liên tục
– Bị đau nặng đầu kéo dài, buồn nôn, chóng mặt hoặc những biểu hiện của hiện tượng tiền sản giật
>>>>>Xem thêm: Thụ tinh nhân tạo và chi phí thụ tinh nhân tạo là bao nhiêu?
Chuẩn bị đồ đầy đủ để mẹ có thể sẵn sàng đón bé ngay khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ
Hy vọng thông qua bài viết trên, các mẹ bầu của chúng ta đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đã nắm bắt được dấu hiệu sắp sinh con so rồi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để nắm bắt được thêm thông tin bảo vệ thai kỳ của mình an toàn mẹ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.