Bệnh viêm mũi dị ứng khá điển hình với tỷ lệ người mắc phải thuộc top đầu trong các bệnh lý tai mũi họng ở nước ta. Đây là bệnh lý liên quan đến miễn dịch và thường xuất hiện theo mùa. Vậy, làm thế nào để nhận biết sớm và tránh những ảnh hưởng từ bệnh? Hãy cùng TCI theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như sớm có cho mình các xử trí để tránh những ảnh hưởng của bệnh lý này với sức khỏe và công việc.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh viêm mũi dị ứng
1. Tìm hiểu viêm mũi dị ứng
Một trong những điều kiện lý tưởng với bệnh viêm mũi dị ứng là thời điểm giao mùa. Với đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta cùng tình trạng môi trường ô nhiễm phổ biến, không khó để giải thích lý do vì sao viêm mũi do dị ứng rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều người hiểu đúng và quan tâm phòng ngừa với bệnh lý này.
viêm mũi do dị ứng là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta
1.1. Định nghĩa
Viêm mũi dị ứng được định nghĩa là tình trạng mũi bị kích thích và viêm nhiễm do những tác nhân từ môi trường gây nên. Những tác nhân gây nên thể viêm mũi này phổ biến có thể kể đến như: lông động vật, phấn hoa, bụi, mạt nhà,… Hai hình thức phổ biến của bệnh bao gồm: viêm theo mùa và viêm quanh năm, thường do các nhóm tác nhân khác nhau gây nên.
1.2. Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Có khá nhiều nguyên nhân hình thành tình trạng viêm mũi do dị ứng, nhưng chủ yếu liên quan đến tình trạng cơ địa dị ứng.
– Cơ địa nhạy cảm: Đây là vấn đề mang tính bẩm sinh, liên quan nhiều đến yếu tố di truyền
– Tiếp xúc với dị nguyên – là những yếu tố gây phản ứng dị ứng cho cơ thể. Với mỗi người lại có thể có đối tượng dị nguyên khác nhau, có thể là các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi, lông động vật,…; có thể là các loại thức ăn như hải sản, trứng, gia vị,…; có thể từ các chất hóa học/chế phẩm sinh học như các loại thuốc uống,…
– Cơ thể mất cân bằng dị ứng khi tiếp xúc ồ ạt với các loại dị nguyên, môi trường ô nhiễm, các loại vi khuẩn, virus,… khi căng thẳng – stress, khi phụ nữ đến thời kỳ rối loạn nội tiết (kinh nguyệt, uống thuốc tránh thai, tiền mãn kinh,…)
Tìm hiểu thêm: Bạn chớ bỏ qua địa chỉ phòng khám tai mũi họng
Viêm mũi do dị ứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân xung quanh cuộc sống của chúng ta
1.3. Một số vấn đề nguy cơ đến từ bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi do dị ứng gây nên sự mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, khi không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây nên một số biến chứng, làm nặng nề thêm các bệnh lý dị ứng khác như hen phế quản, viêm kết mạc dị ứng,… Bệnh viêm mũi này khiến niêm mạc mũi phù nề, polyp thoái hóa, gây viêm loét tiền đình mũi, gây viêm mũi mạn tính, polyp mũi, viêm thanh khí phế quản,… Bệnh cũng liên quan đến các bệnh lý hô hấp khác như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa,… ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
2. Những dấu hiệu sớm báo hiệu viêm mũi do dị ứng
Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh viêm mũi này là điều rất cần thiết để tránh những vấn đề mà bệnh lý này gây nên. Chúng ta cần chú ý những biểu hiện nguy cơ báo hiệu bệnh như:
– Hắt hơi thường xuyên: Chúng ta dễ hắt hơi khi thời tiết thay đổi, khi tiếp xúc với phấn hoa, khi ra ngoài khói bụi,… Việc hắt hơi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi phát hiện tác nhân lạ. Hắt hơi thường xuyên báo hiệu có tác nhận dị ứng xâm nhập. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản với viêm mũi do dị ứng.
– Chảy mũi, nghẹt mũi: Đi kèm hắt hơi, tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh VMDƯ. Đây là phản ứng từ tình trạng niêm mạc mũi phù nề khi tiếp xúc dị nguyên. Tình trạng chảy mũi nghẹt mũi này thường kéo dài và có thể gây tình trạng bít tắc đường mũi và khó thở, khiến người bệnh thường khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ.
– Ngứa mắt, chảy nước mắt: Đây cùng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc thể dị ứng. Khi tiếp xúc dị nguyên, mắt chúng ta dễ bị ngứa, đỏ, cộm cùng tình trạng chảy nước mắt. Tình trạng cuồng thâm cũng thường xuất hiện khi này.
– Cảm giác mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi bị viêm, người bệnh thường cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Cảm giác này sau tăng lên vì những triệu chứng khó chịu liên tục mà viêm do dị ứng gây nên.
>>>>>Xem thêm: TCI giải đáp: Sau cắt amidan có hết viêm họng không?
Viêm mũi do dị ứng cần được nhận biết và xử lý sớm
3. Những triệu chứng chẩn đoán khác
Theo thời gian, tình trạng viêm mũi do dị ứng có thể gây nên những triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp trên khác như: ngứa vùng cổ họng, ho khạc, đau đầu, ngủ ngáy, ù tai, loạn khứu giác,… Do thường phải thở bằng miệng vì tình trạng nghẹt mũi nên người bệnh dễ bị các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản,…
Khi soi mũi, bác sĩ tai mũi họng có thể nhận thấy tình trạng nhạt màu ở niêm mạc mũi, cuốn mũi phù nề, dịch nhày trong và nhiều. Bên cạnh đó, việc khai thác tiền sử bệnh, nghề nghiệp, môi trường làm việc, thời tiết, … là điều cần thiết khi chẩn đoán viêm mũi do dị ứng.
Với một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kiểm tra độ châm chích da, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thụ độ phóng xạ phát hiện kháng thể IgE, đo lượng kháng thể immunoglobulin E nhằm chẩn đoán bệnh.
4. Nguyên tắc trong điều trị bệnh
Các bác sĩ cho biết, với bệnh viêm mũi do dị ứng, việc tránh dị nguyên là điều cơ bản trong điều trị. Bên cạnh đó là các phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu, các thuốc điều trị triệu chứng, tăng cường miễn dịch,… tùy theo bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân. Do đó, khi nghi ngờ bệnh, chúng ta nên thăm khám cẩn thận để được chẩn đoán đúng, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh lý của mình.
Nhìn chung, viêm mũi dị ứng là bệnh lý có thể phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng nặng nề về sau. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khá điểm hình với các bệnh đường hô hấp trên. Do đó, người bệnh cần được các bác sĩ chẩn đoán, xác định đúng bệnh, từ đó điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân. Tránh tình trạng tự ý chẩn đoán, điều trị sai lầm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các công cuộc chữa bệnh sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.