Bệnh tình dục là những bệnh phổ biến và rất dễ lây truyền từ người này qua người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn liệt kê những dấu hiệu sớm giúp nhận biết lây qua đường tình dục, từ đó có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sớm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục
1. Định nghĩa bệnh tình dục
Bệnh tình dục là một thuật ngữ sử dụng để chỉ các bệnh lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó các bệnh tình dục cũng có thể lây truyền qua nhiều con đường khác như dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn tắm, bàn chải,..); tiếp xúc với chất lỏng cơ thể của người có bệnh (tinh dịch, dịch âm đạo,..); mẹ truyền sang con;…
Bệnh lây qua đường tình dục là bệnh lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn
Các bệnh tình dục có thể do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra và chúng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục, hệ thống sinh dục cũng như gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả nam và nữ giới bị mắc bệnh.
Một số ví dụ về bệnh tình dục phổ biến bao gồm HIV/AIDS, giang mai, sùi mào gà, chlamydia, bệnh lậu, nhiễm trùng nấm âm đạo,….
2. Dấu hiệu sớm nhận biết mắc bệnh tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục có nhiều dấu hiệu để giúp nhận biết, tuy nhiên dấy hiệu còn phụ thuộc nhiều vào bệnh tình dục mắc phải và mức độ của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể xuất hiện sớm khi mắc bệnh tình dục:
– Xuất hiện mụn cóc, các vết loét hoặc phù ở vùng kín: Cơ quan sinh dục hoặc hậu môn xuất hiện mụn cóc hoặc bị ngứa, đỏ, đau, rát, có các vết loét bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lây qua đường tình dục, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Tìm hiểu thêm: Những điều chị em nên biết về hiện tượng kinh nguyệt
Xuất hiện mụn cóc, các vết loét hoặc phù ở vùng kín là dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tình dục
– Đau khi đi tiểu hoặc khó tiểu: Một số bệnh tình dục có thể gây ra triệu chứng tiểu buốt, tiểu đau, tiểu rát, tiểu nhiều hơn bình thường ở nam giới và cả nữ giới.
– Đau khi giao hợp: Các tổn thương có ở vùng kín có thể gây ra hiện tượng đau khi quan hệ tình dục.
– Đau bụng dưới ngoài chu kỳ kinh: Bụng dưới bị đau bất thường mà không đúng chu kỳ kinh nguyệt, đau không rõ nguyên nhân.
– Âm đạo/khí hư không bình thường: Đối với phụ nữ, một số bệnh như nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm nấm có thể gây ra mất cân bằng vi khuẩn và làm thay đổi mùi hương, màu sắc của âm đạo, ra khí hư hoặc có dịch tiết lạ.
– Triệu chứng sức khỏe: Một số bệnh tình dục như HIV/AIDS có thể gây ra triệu chứng như sốt, mệt mỏi, giảm cân, hoặc nhiễm trùng mãn tính.
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm viêm nhiễm, tổn thương cơ quan sinh dục, tăng nguy cơ nhiễm trùng nhiễm trùng, vô sinh và các biến chứng khác. Khi cơ thể có những dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn nên thăm khám với chuyên gia y tế để được kiểm tra sức khỏe và tư vấn điều trị phù hợp.
Nhớ rằng các dấu hiệu trên chỉ là thông tin chung và không đủ để chẩn đoán chính xác bệnh tình dục nào. Kết luận chính xác nhất cần được khác sĩ chuyên khoa chẩn đoán.
3. Những bệnh tình dục thường gặp và triệu chứng
Dưới đây là một số bệnh tình dục thường gặp và triệu chứng cụ thể của từng bệnh giúp bạn nhận biết và có kế hoạch tìm hiểu phương pháp điều trị kịp thời:
– Bệnh Chlamydia: Đa phần không có triệu chứng rõ ràng. Một số người có thể gặp triệu chứng có dịch âm đạo không bình thường, ra máu trong quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.
– Bệnh lậu: Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau khi đi tiểu, ra dịch âm đạo hoặc dịch dương vật có màu và mùi không bình thường, chảy máu âm đạo không đúng kỳ kinh. Có thể gây viêm nhiễm trong âm đạo, niệu đạo hoặc hậu môn.
– Bệnh sùi mào gà: Triệu chứng là xuất hiện các khối u nhỏ, mềm, có màu trắng hoặc hồng nhạt trên vùng sinh dục hoặc xung quanh hậu môn. Sùi mào gà có thể điều trị bằng việc xóa bỏ các khối u bằng liệu pháp lạnh, đốt điện, laser,…
– Bệnh giang mai:Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các vết loét hoặc viêm ở vùng tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh giang mai (biểu hiện xuất hiện sau 3 đến 4 tuần nhiễm bệnh). Các vết loét thường không gây đau, có thể tự lành mà không cần điều trị nên khó để nhận ra. Tình trạng này có thể sẽ tái đi tái lại nhiều lần.
>>>>>Xem thêm: Những nguy cơ từ trồng răng Implant giá rẻ
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi nếu bạn điều trị sớm
– Bệnh viêm gan B: Triệu chứng của bệnh là mệt mỏi, buồn nôn, có sự thay đổi màu nước tiểu. Một số người có thể không có bất cứ triệu chứng khác thường nào. . Hiện chưa có phương pháp điều trị chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh và giảm sự lây lan.
– Nhiễm trùng nấm âm đạo: Triệu chứng là ngứa âm đạo, đỏ hoặc sưng âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng, dày và có mùi.
– Herpes sinh dục: Các triệu chứng của herpes thường là xuất hiện của các vết nổi mủ, sưng, đau và ngứa tại khu vực bị nhiễm virus. Bệnh herpes không có phương pháp chữa trị một cách hoàn toàn, tuy nhiên, có thể kiểm soát triệu chứng và giảm tần suất tái phát thông qua sử dụng thuốc.
– HIV/AIDS: Ban đầu bệnh có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng giống cảm cúm thông thường. Trong giai đoạn tiến triển, có thể xuất hiện sốt, mệt mỏi, giảm cân, nhiễm trùng mãn tính và các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho HIV/AIDS. Tuy nhiên,có thể dùng các thuốc để kiểm soát virus HIV và cải thiện chất lượng sức khỏe, tuổi thọ của người mắc bệnh.
Khi bạn gặp bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào hoặc có nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục, hãy tìm kiếm sự tư vấn và kiểm tra từ bác sĩ/chuyên gia y tế. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh, hướng dẫn làm các xét nghiệm nếu cần thiết để đưa ra kết luận và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có câu hỏi về bệnh tình dục mong muốn được giải đáp, hoặc có nhu cầu thăm khám/ điều trị bệnh tình dục, bạn có thể liên hệ ngay tới TCI để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ trực tiếp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.