Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này, mẹ bầu cần phải nắm rõ các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để con phát triển tốt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ tuần 36 tới thai phụ và thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết cao hơn mức bình thường trong thời gian mang thai. Khi mắc tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 36, sức khỏe của thai phụ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Khi xuất hiện dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay, tránh biến chứng

Ảnh hưởng của tiểu đường tới sức khỏe người mẹ

Mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ tuần 3 có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Ảnh hưởng tới thận: thận dễ bị mất chức năng lọc thải, suy giảm chức năng bài tiết
  • Ảnh hưởng tới thị lực: bong võng mạc, tăng nhãn áp, giảm thị lực, mù lòa
  • Ảnh hưởng tới thần kinh: rối loạn thần kinh, đau nhức toàn bộ cơ thể
  • Nhiễm toan ceton: đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này xảy ra khi insulin sụt giảm nhanh chóng khiến máu có tính axit (được gọi là ceton) kèm theo các rối loạn về điện giải. Nếu không được cấp cứu kịp thời mẹ bầu dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não thậm chí tử vong
  • Ảnh hưởng khi chuyển dạ: băng huyết sau sinh, khó sinh
  • Cao huyết áp
  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Sẩy thai
  • Nhiễm khuẩn niệu

Tiểu đường ảnh hưởng tới thai nhi tuần 36 như thế nào?

  • Tăng tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh
  • Thai nhi bị rối loạn tăng trưởng (thai to hơn mức cân nặng trung bình)
  • Thai nhi khi sinh ra có nguy cơ cao bị suy hô hấp, gặp các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, bị rối loạn chuyển hóa (hạ canxi huyết, hạ đường huyết), bệnh vàng da sơ sinh
  • Thai nhi khi sinh ra có nguy cơ mắc phải bệnh béo phì và bệnh tiểu đường về sau

Một số câu hỏi thường gặp ở tiểu đường thai kỳ tuần 36

Theo các bác sĩ Thu Cúc, vấn đề được mẹ bầu quan tâm nhất khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là “Làm sao có thể kiểm soát đường huyết của mẹ, nhưng lại không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi?”. Thực tế có những mẹ bầu trong quá trình kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống đã thực hiện không đúng dẫn đến việc mẹ bị giảm cân và bé cũng giảm cân theo. Vậy chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào cho đúng?

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Mẹ nên thiết kế chế độ dinh dưỡng và ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng và ăn uống hợp lý

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để vừa kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, không cần dùng thuốc mà vẫn đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể như sau:

  • Nạp vào cơ thể từ 1.800 – 2.500 calo mỗi ngày
  • Chia nhỏ thành 6 bữa ăn/ ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa hoặc bổ sung quá nhiều một loại dưỡng chất
  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu sắt, vitamin, canxi và protein,…
  • Áp dụng chế độ ăn low-carb: giảm lượng tinh bột và tăng chất đạm có trong thịt, trứng, cá…
  • Tăng thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo (lượng chất béo chiếm không quá 30% lượng thức ăn tiêu thụ)

Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây, xôi
  • Các loại đồ ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt
  • Thức ăn nhanh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói

Những loại thực phẩm mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối được ăn không hạn chế là:

  • Các loại thịt nhưng hạn chế thịt mỡ
  • Các loại trứng
  • Hải sản
  • Thực phẩm có nhiều chất xơ nhưng không chứa tinh bột và đường như ngũ cốc nguyên hạt, su hào, cần tây, rau má…

Tìm hiểu thêm: Bà bầu không nên ăn gì?bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi

Tập thể dục và thư giãn

– Luôn giữ tâm lý thoải mái

– Tránh căng thẳng và mệt mỏi

– Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn

– Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ, như: yoga, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, thái cực quyền, các bài tập tăng cường sức khỏe.

Duy trì bằng thuốc

Khi mới có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, thông thường các bác sĩ sẽ tư vấn mẹ kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn kết hợp với việc thăm khám và siêu âm để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi. Nếu việc thay đổi chế độ ăn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi thì bác sĩ có thể sẽ cho mẹ dùng thuốc hoặc tiêm insulin nhằm điều hòa lượng đường trong máu.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối? thai phụ chú ý

>>>>>Xem thêm: Phải nhổ răng hàm, đừng bỏ qua điều này

Mẹ chỉ được dùng thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối khi có sự cho phép của bác sĩ

Như đã chia sẻ ở trên, tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh nguy hiểm với mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Vì vậy mẹ bầu không nên bỏ lỡ bất kỳ mốc khám thai nào trong suốt thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé toàn diện từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã xây dựng dịch vụ thai sản trọn gói với các gói thai sản đa dạng theo từng tuần thai, phù hợp với nhu cầu của mẹ. Trong gói thai sản của Thu Cúc, các mốc khám thai, siêu âm, xét nghiệm sẽ được lên lịch đầy đủ và nhắc nhớ mẹ khi đến lịch để mẹ không bỏ lỡ bất kỳ lần thăm khám quan trọng nào. Vì thế những căn bệnh mẹ thường gặp trong quá trình mang thai như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, mỡ máu… sẽ được phát hiện sớm, kiểm soát tốt để mẹ tròn con vuông.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *