Ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,… là những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng trong đó acid dạ dày hoặc đôi khi là dịch mật chảy ngược vào thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây viêm. Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, nên sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng.Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng như hẹp thực quản, loét hoặc thậm chí tăng nhẹ nguy cơ ung thư thực quản.
Cảnh giác với các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi lúc đói
Ợ hơi lúc đói, ợ hơi khi không uống bia, rượu, đồ uống có ga… là dấu hiệu sớm của bệnh trào ngược.
Ợ nóng, ợ chua
Ợ nóng: là cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, kèm vị chua trong miệng. Đây là “triệu chứng vàng” giúp nhận biết bệnh trào ngược dạ dày.
Ợ chua: khi dịch dạ dày lên cao hết chiều dài thực quản, đến cuống miệng sẽ gây cảm giác ợ chua.
Buồn nôn, nôn
Triệu chứng buồn nôn thường xảy ra vào buổi sáng, khi đánh răng hoặc sau khi ăn.
Đau, tức ngực
Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Bệnh nhân trào ngược cũng có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay.
Nhiều nước bọt
Người bệnh trào ngược thường có tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
Khàn giọng, đau họng, ho đêm
Người bệnh có thể chỉ thấy biểu hiện đau họng, viêm họng và nhầm lẫn rằng mình mắc viêm họng đơn thuần. Lúc này nếu chỉ chữa viêm họng thì bệnh sẽ không thể hết.
Khàn tiếng xảy ra vào buổi sáng sớm và có thể hết vào trưa, chiều.
Khó nuốt, nuốt vướng, cảm giác có đờm ở cổ
Cùng với các triệu chứng đau họng, khàn giọng thì đây là nhóm các triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược họng thanh quản – một biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đắng miệng
Cảm giác đắng miệng xảy ra gợi ý rằng bạn đang mắc đồng thời cả trào ngược dạ dày và trào ngược dịch mật.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị nội khoa
Việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể giải quyết từng bước một như phác thảo dưới đây:
Tìm hiểu thêm: Tránh xa các thực phẩm này khi bị trào ngược dạ dày
>>>>>Xem thêm: Đau họng khó nuốt nước bọt: Vai trò của đo HRM trong chẩn đoán
Thay đổi lối sống. Các bệnh nhân phải tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến áp lực cơ thắt thực quản dưới hoặc kích thích thực quản. Các thực phẩm này bao gồm các thức ăn rắn hoặc có nhiều mỡ, càphê, các đồ uống có rượu (nhất là vang đỏ, rượu mạnh), các sản phẩm cà chua, nước cam quít, kẹo bạc hà, đồ uống cô la, sôcôla. Phải tránh ăn quá no vì nó tạo khả năng giãn cơ thắt thực quản dưới. Quá nặng cân có thể làm nặng thêm các triệu chứng và nhiều bệnh nhân thấy đỡ nhiều sau khi giảm cân nặng. Các bệnh nhân không được nằm xuống trong khoảng 3 giờ sau khi ăn (thời kỳ chảy ngược lớn nhất). Nâng cao đầu giường trên một khối kê 15cm hoặc dùng một cái nêm ở dưới đệm giường để làm giảm dòng ngược ban đêm và tăng cường sự thanh thải acid ở thực quản.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật được chỉ định cho các bệnh nhân không đạt kết quả hoặc không tuân thủ chế độ điều trị nội khoa. Nó cũng được chỉ định cho các bệnh nhân có chỗ chít hẹp do dòng trào ngược gây ra, khó giải quyết, đòi hỏi phải nong lại nhiều lần. Ở các bệnh nhấn trẻ cần điều trị omeprazol lâu dài, liệu pháp ngoại khoa có thể là sự lựa chọn ưu tiên. Thủ tục ngoại khoa thường được thực hiện nhất là uốn nếp vùng đáy dạ dày Nissen, đem lại kết quả cho hơn 85% các trường hợp. Phẫu thuật này hiện nay có thể thực hiện với nội soi ổ bụng, lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Ở một số bệnh nhân, nếp uốn vùng đáy bị hư hỏng sau 5 – 15 năm, đưa đến tái phát các triệu chứng. Do áp lực thực quản được thực hiện trước mổ để lượng giá tính di động của thân thực quản; không có nhu động hoặc giảm nhiều biên độ nhu động là các chống chỉ định phẫn thuật.