Dấu hiệu u tuyến yên nhận biết như thế nào?

U tuyến yên là loại u trong sọ phổ biến, cứ 10 người trưởng thành lại có một người mắc u tuyến yên. Đại đa số khối u không liên quan đến ung thư, song bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Hiểu u tuyến yên nhận biết như thế nào giúp người bệnh sớm thăm khám, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu u tuyến yên nhận biết như thế nào?

1. U tuyến yên hình thành do đâu?

U tuyến yên là sự tăng sinh bất thường của các tế bào bên trong tuyến yên, tạo thành khối u tuyến yên.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh u tuyến yên đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra nó có thể liên quan đến đột biến gen, khiến các tế bào tuyến yên phát triển vượt tầm kiểm soát và hình thành khối u tuyến yên.

Các biến đổi cấu trúc gen cũng có khả năng di truyền, do đó nếu bạn có tiền sử gia đình từng mắc các hội chứng bệnh như: hội chứng X-LAG, đa u nội tiết, phức hợp Carney, u xơ thần kinh…, bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh u tuyến yên.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh u tuyến yên còn có vấn đề tuổi tác. Khối u thường được bắt gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bệnh xảy ra người trẻ, thậm chí ở trẻ em.

Dấu hiệu u tuyến yên nhận biết như thế nào?

Tuyến yên (hay tuyến chủ) có vai trò sản xuất các hormone chi phối các tuyến nội tiết và các chức năng khác nhau của cơ thể.

2. Nhận biết dấu hiệu bệnh u tuyến yên

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, loại hormone tiết ra… mà khối u tuyến yên có thể biểu hiện triệu các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu phổ biến dưới đây.

2.1. U tuyến yên nhận biết thông qua các rối loạn nội tiết

U tuyến yên được chia làm 2 dạng chính: khối u không chức năng (không sản xuất hormone) hoặc khối u chức năng (sản xuất hormone).

Trường hợp u sản xuất các hormone quá mức có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng bao gồm:

– U tuyến yên sản xuất hormone ACTH: gây ra các triệu chứng tăng cân, rạn da, cơ bắp yếu, bụng to, chân tay nhỏ… (đặc trưng của hội chứng Cushing).

– U tuyến yên sản xuất hormone GH: đặc trưng bởi các biểu hiện rối loạn phát triển như đầu, mặt lớn, trán dô, to đầu chi, cằm rộng, môi dày, da thô…

– U tuyến yên sản xuất prolactin: người bệnh có thể có những biểu hiện của chứng suy sinh dục như rối loạn kinh nguyệt ở nữ, tiết sữa dù không mang thai. Trong khi nam giới thường giảm ham muốn, rối loạn cương dương.

– U tuyến yên sản xuất hormone TSH: gây ra các triệu chứng giống như cường giáp. Người bệnh có thể bị sút cân không rõ nguyên nhân, rối loạn nhịp tim, thay đổi tâm trạng, tăng tiết mồ hôi…

Với các khối u không sản xuất hormone (khối u không chức năng), người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt hormone tuyến này, có thể kể đến: mệt mỏi nghiêm trọng, khó chịu được lạnh, kinh nguyệt ít hoặc không có kinh, nôn ói, tăng cân bất thường…

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu u tuyến yên: Cách nhận biết

Dấu hiệu u tuyến yên nhận biết như thế nào?

Cân nặng thay đổi bất thường dù giữ nguyên chế độ ăn là một trong các dấu hiệu cảnh báo tuyến yên có vấn đề.

2.2. U tuyến yên nhận biết như thế nào – rối loạn thị giác

Tuyến yên nằm dưới điểm giao thoa của hai dây thần kinh thị giác, đồng thời nằm giữa các dây thần kinh có nhiệm vụ giúp mắt chuyển động. Do đó, mọi bất thường tại tuyến yên, như khối u tuyến yên đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực của người bệnh.

Sự phát triển kích thước của khối u gây chèn ép dây thần kinh thị giác hay xâm lấn vào xoang tĩnh mạch hang có thể dẫn đến các triệu chứng như nhìn mờ, bán manh, nhìn đôi, thậm chí lác mắt. Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể làm mất thị giác ở một hoặc cả hai bên mắt.

2.3.Tăng áp lực nội sọ

Người bệnh có thể có các dấu hiệu như đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, khó thở, suy giảm ý thức, bất tỉnh… Điều này được lý giải do khối u tuyến yên tăng sinh kích thước gây áp lực trong não. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: đột quỵ, hôn mê sâu, tổn thương não vĩnh viễn. Tụt não là biến chứng nặng nhất của tăng áo lực nội sọ, có thể gây tử vong nhanh chóng.

Tăng áp lực nội sọ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng u tuyến yên có thể gây nguy hiểm. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi có các nghi ngờ triệu chứng. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe của tuyến yên.

Dấu hiệu u tuyến yên nhận biết như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng kéo dài

U tuyến yên nhận biết qua các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ.

3. Điều trị u tuyến yên như thế nào?

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá vị trí, kích thước, mức độ ảnh hưởng của khối u tuyến yên, từ đó lựa chọn phương án điều trị phù hợp.

Hiện nay, các phương pháp điều trị tuyến yên phổ biến có thể kể đến như: phẫu thuật, xạ trị, dùng thuốc điều trị tuyến yên, thay thế hormon tuyến yên, theo dõi tích cực.

U tuyến yên không gây ra triệu chứng, lượng hormone do tuyến yên sản xuất vẫn ở mức ổn định thì chưa cần điều trị. Người bệnh chỉ cần theo dõi khối u thông qua kiểm tra định kỳ.

Điều trị dùng thuốc có thể được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có các rối loạn nội tiết tố gây ra bởi khối u tuyến yên hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để tăng hiệu quả phác đồ.

Liệu pháp thay thế hormone tuyến yên là phương pháp điều trị giúp suy trì hàm lượng hormone được sản xuất từ này ở mức bình thường. Hiệu quả của phương pháp này thường cho thấy sau thời gian dài điều trị.

Trường hợp khối u có kích thước lớn, chèn ép mô não, cơ quan xung quanh, xạ trị hoặc phẫu thuật có thể được chỉ định để tiêu diệt hoặc loại bỏ hoàn toàn khối u.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đã có thể hiểu được u tuyến yên nhận biết như thế nào. Ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *