Thông thường, các dấu hiệu ung thư đại tràng khá giống với một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào cho bệnh nhân nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên đây lại là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu ung thư đại tràng
Dưới đây là một vài dấu hiệu của ung thư đại tràng cần lưu ý như:
-
Chảy máu trực tràng:
Thường có biểu hiện là đi ngoài ra máu kèm theo căng tức, đau nhức, sưng và ngứa vùng xung quanh hậu môn. Những triệu chứng này thường dễ nhầm với bệnh trĩ hay kiết lỵ. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của ung thư đại tràng.
-
Thay đổi thói quen đại tiện
Ung thư đại tràng thường gây thay đổi trong thói quen đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, cảm giác vẫn còn chất thải trong ruột khi đã đi đại tiện xong, đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc phân có kèm theo chất nhầy…
-
Đau bụng kéo dài cũng là dấu hiệu của ung thư đại tràng
Đau bụng là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau và hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân cộng với tình trạng ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đi khám để kiểm tra rõ nguyên nhân và kịp thời xử trí nếu có ung thư đại tràng.
-
Mệt mỏi, chóng mặt và khó thở không rõ nguyên nhân
Đây là những dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Khi khối u được hình thành tại đại tràng, các dấu hiệu thiếu máu sẽ xuất hiện do việc mất máu để nuôi dưỡng khối u, hoặc khối u tiết ra chất giống với hormone tác động vào quá trình sinh huyết, hoặc do việc mất máu mạn tính kéo dài qua đại tiện.
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí khi mắc polyp túi mật 8mm
-
Giảm cân nhanh chóng và liên tục
khi mắc ung thư đại tràng, hệ tiêu hóa của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng dẫn tới hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi. Cơ thể mệt mỏi và thiếu máu dẫn đến sút cân. Khi bị đột ngột giảm cân nhanh chóng và kéo dài, nên đi khám để chẩn đoán sớm bệnh.
Trong đa số các trường hợp, những dấu hiệu kể trên không hoàn toàn là dấu hiệu của ung thư đại tràng, tuy nhiên để hoàn toàn chắc chắn và kịp thời phát hiện bệnh, cần đến khám và kiểm tra khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Cách chẩn đoán ung thư đại tràng
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại trực tràng, bác sĩ thường chỉ định thực hiện những xét nghiệm sau:
- Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp đưa một ống nội soi mềm vào trong lòng để kiểm tra toàn bộ đại trực tràng giúp phát hiện những u nhỏ.
>>>>>Xem thêm: Điều trị trào ngược dạ dày ngăn ngừa biến chứng
- Cắt polyp và sinh thiết polyp: Trong trường hợp phát hiện ra polyp, bác sĩ sẽ cắt bỏ và mang đi làm xét nghiệm xem có tế bào ung thư hay không
- Xét nghiệm tìm máu trong phân: Phát hiện xem có máu ẩn trong phân không, vì đôi khi máu không quan sát được bằng mắt thường. Có máu trong phân là một dấu hiệu của ung thư đại tràng
- Chụp X-quang: Kiểm tra X-quang giúp quan sát một cách toàn diện trạng thái của đường ruột xem có sự hiện diện của các khối u hay tế bào ung thư hay không.
- Chụp cắt lớp ruột già cũng là một phương pháp hiệu quả để tìm kiếm khối u.
Bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Chuẩn đoán sớm ung thư đại tràng là bước quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu thường không gây khó chịu cho người bệnh, bởi vậy cần chú trọng việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với người trên 50 tuổi, bao gồm cả tầm soát ung thư để có một sức khỏe tốt.