Viêm loét dạ dày nặng là khi tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài mà không được điều trị. Khi đến giai đoạn nặng, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, việc nắm rõ được các dấu hiệu và cách chữa viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc điều trị.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu và cách điều trị loét dạ dày nặng
1. Các dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày nặng
1.1. Buồn nôn hoặc nôn mửa
Các vết loét khi ăn sâu vào lớp niêm mạc sẽ khiến chức năng hấp thụ thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng và giảm đi đáng kể. Khi đó, thức ăn sẽ không tiêu hóa được mà tồn đọng tại dạ dày. Điều này sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và đẩy lên khoang miệng. Khiến người bệnh bị buồn nôn. Để ý sẽ thấy dịch khi nôn ra có màu xanh đen, thậm chí còn lẫn cả máu.
Buồn nôn là tình trạng của viêm loét dạ dày nặng
1.2. Nôn ra máu là biểu hiện của viêm loét dạ dày nặng
Nếu tình trạng nặng, các vết loét sẽ gây chảy máu trong dạ dày. Nếu quá trình chảy máu diễn ra chậm thì người bệnh sẽ nhận biết được thông qua màu sắc của phân. Còn trong trường hợp quá trình xuất huyết diễn ra đột ngột, người bệnh sẽ nôn ra máu tươi hoặc trong dịch nôn có lẫn máu.
1.3. Đại tiện không bình thường
Đây cũng là một trong những dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng mà người bệnh có thể nhận biết. Tình trạng phân nát, có màu đen, phân sống sẽ xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Trong nhiều trường hợp xuất huyết dạ dày bệnh nhân sẽ đi đại tiện ra máu.
1.4. Đau thượng vị, đau bụng dữ dội
Đau dữ dội vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày mà người bệnh có thể cảm nhận rõ nhất. Cơn đau thường tập trung ở vùng thượng vị với cảm giác nóng rát hoặc như bị dao đâm, thậm chí còn đau lan ra cả sau lưng. Ngoài ra cơn đau xuất hiện rõ rệt nhất và nhiều hơn là sau bữa ăn vài giờ đồng hồ hoặc vào ban đêm, kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ.
Đau dữ dội vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày
1.5. Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh – biểu hiện của viêm loét dạ dày nặng
Sụt cân đột ngột là một trong những dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày nặng mà chúng ta không thể bỏ qua. Bởi khi niêm mạc bị tổn thương sẽ khiến dạ dày không thể hấp thụ được dinh dưỡng. Gây ra tình trạng suy nhược ở cơ thể trầm trọng.
Cũng chính vì không hấp thụ được chất dinh dưỡng nên cơ thể dễ sụt cân, khó béo và gầy đi một cách đột ngột. Không những thế, họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, da dẻ xanh xao, thường hay bị hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp.
Nếu để bệnh tiến triển nặng mà không điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng xảy ra rất cao. Một số biến chứng mà người bệnh viêm loét dạ dày nặng có thể gặp như:
– Thủng dạ dày
– Tắc đường tiêu hóa
– Hẹp môn vị
– Ung thư dạ dày
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là khi có các triệu chứng bất thường nêu trên, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động đi khám để các bác sĩ kịp thời điều trị và sớm ngăn chặn bệnh tiến triển.
2. Các phương pháp phổ biến điều trị bệnh viêm loét dạ dày nặng
Dưới đây là một số cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
2.1. Điều trị loét dạ dày nặng bằng thuốc tây
Với phương pháp điều trị này thì người bệnh cần đi khám và được các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như nội soi, phân tích mô mẫu… Từ đó, thông qua kết quả thu được, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng bệnh lý và chỉ định các loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày được sử dụng thông thường bao gồm:
– Thuốc giúp giảm tiết dịch vị acid dạ dày.
– Thuốc kháng acid giúp trung hòa lượng acid dịch vị dạ dày.
– Đối với trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì sẽ chỉ định các loại thuốc diệt vi khuẩn Hp.
– Nhóm thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc xung quanh ổ loét để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Thường các loại thuốc tây luôn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, hãy nên đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân thì tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng. Bên cạnh đó, nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh của mình trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu thêm: Ợ hơi nhiều lần trong ngày – mối liên hệ với bệnh tiêu hóa tiềm ẩn
Để đảm bảo an toàn cho bản thân thì tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng
2.2. Điều trị viêm loét dạ dày bằng các thực phẩm có tác dụng kháng viêm
Việc bổ sung các thực phẩm kháng viêm sẽ hỗ trợ việc điều trị diễn ra thuận lợi và mang đến tác dụng mau chóng hơn. Các thực phẩm có tác dụng kháng viêm bao gồm:
– Nghệ vàng: Hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng giúp khắc phục các triệu chứng mà viêm loét dạ dày nặng gây ra. Người bệnh nên kết hợp tinh bột nghệ và mật ong để có hiệu quả tốt hơn.
– Nha đam: Nước nha đam có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, giúp nhuận tràng.
– Sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây chè dây, quả đậu rồng, lá đơn đỏ… cũng giúp giảm bớt các triệu chứng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
– Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý, các thực phẩm trên chỉ giúp hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế các phương pháp đặc trị. Do vậy người bệnh cần thăm khám để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng
Hoạt chất curcumin có trong nghệ vàng giúp khắc phục các triệu chứng mà viêm loét dạ dày nặng gây ra.
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống kết hợp sinh hoạt hợp lý
Với những người bị viêm loét dạ dày nặng, việc xây dựng và thực hiện được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là điều cực kỳ cần thiết:
– Bổ sung cho cơ thể đủ nước và nhiều rau xanh, trái cây tươi
– Nên ăn các thực phẩm được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
– Không ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.
– Tránh sử dụng các đồ uống có cồn và chất kích thích vì nó cực gây hại cho dạ dày.
– Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ. Hạn chế làm việc quá sức, tuyệt đối không thức khuya.
– Nên tập luyện thể thao hằng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày
Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi
Người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm viêm loét dạ dày nặng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.