Dấu hiệu và cách điều trị tật cận thị bẩm sinh?

Cận thị bẩm sinh là một bệnh di truyền ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của trẻ sau này. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị cận thị bẩm sinh ngay qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu và cách điều trị tật cận thị bẩm sinh?

1. Cận thị bẩm sinh là tật gì? Có nguy hiểm không?

1.1 Cận thị do bẩm sinh

Cận thị bẩm sinh là việc con bị di truyền tật cận thị từ bố mẹ. Theo một số thống kê, sự di truyền của cận thị với các thành viên khác trong gia đình là:

Dấu hiệu và cách điều trị tật cận thị bẩm sinh?

Trẻ bị cận thị do bẩm sinh (ảnh minh họa)

– Nếu bố, mẹ bị cận thị trên -6 (diop): Trẻ sinh ra 100% bị cận thị.

– Nếu cả bố và mẹ cùng cận: Bé có nguy cơ bị cận thị bẩm sinh từ 33% đến 60%.

– Nếu bố hoặc mẹ cận thị: Thì 23% – 40% trẻ sinh ra có thể bị cận thị.

– Nếu bố và mẹ không cận thị: Chỉ có 6% – 15% trẻ sinh ra bị cận.

1.2 Cận thị bẩm sinh có nguy hiểm lắm không?

Khi đến giai đoạn 13 đến 18 tuổi, độ cận của trẻ phát triển mạnh nhất và khó kiểm soát. Nhưng càng về sau, đến một độ tuổi nhất định, độ cận sẽ tăng chậm hơn hoặc ngừng tăng. Nguy hiểm nhất, nếu phát hiện muộn cận thị quá nặng có thể dẫn đến trẻ bị nhược thị hoặc mù lòa.

Vậy cận thị do bẩm sinh có nguy hiểm không? Cận thị khi bẩm sinh không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu chủ quan không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại biến chứng như:

– Mắt bị lác (lé mắt).

– Bị tình trạng nhược thị.

– Bị thoái hóa ở võng mạc.

– Gây hiện tượng bong hoặc rách võng mạc mắt.

– Gây nên tăng nhãn áp.

– Gây thoái hóa hoàng điểm mắt của trẻ.

2. Những dấu hiệu nhận biết cận thị bẩm sinh ở bé là gì?

Thông thường, rất khó để xác định cận thị do bẩm sinh khi bé mới sinh ra. Bởi trẻ lúc này còn bé, chưa thể có phản ứng gì nhiều. Theo thời gian khi trẻ từ 5 đến 8 tuổi các dấu hiệu cận thị mới rõ rệt.

Vì tật cận thị do bẩm sinh khó phát hiện khi trẻ còn nhỏ, nên ba mẹ hãy chú ý những dấu hiệu sau đây:

– Khi trẻ đọc hay viết thường có xu hướng cúi mặt sát xuống bàn.

– Khi trẻ xem tivi thường phải đứng gần mới có thể thấy rõ.

– Trong lớp học, trẻ ngồi cuối lớp không nhìn rõ chữ trên bảng.

– Hay dụi mắt nhiều, trẻ hay phải dụi mắt để tập trung vào một vật.

– Trẻ hay kêu đau đầu, nhức mắt khi xem TV, điện thoại quá lâu.

– Bé nhạy cảm, sợ hoặc chói mắt lúc nhìn trực tiếp ánh sáng.

– Bé vô thức nheo mắt hoặc nghiêng đầu lúc nhìn mọi thứ.

– Nếu thấy trẻ nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi, có thể là dấu hiệu của nhược thị.

3. Tật cận thị bẩm sinh liệu có chữa được không?

Khoa học càng phát triển, phương pháp điều trị cận thị do bẩm sinh càng trở nên dễ dàng hơn. Có rất nhiều cách để điều trị cho bé có thể kể đến như: đeo kính, phẫu thuật,…

3.1 Đeo kính gọng

Đa số các tật của mắt như cận thị có thể được điều chỉnh bằng cách đeo kính. Đeo kính gọng chính là giải pháp ưu tiên hàng đầu bởi tính an toàn. Ngoài ra đeo kính gọng có chi phí thấp nên rất phổ biến. Thậm chí, người lớn cũng lựa chọn phương pháp này rất nhiều. Chưa hết, đeo kính cận cũng đem lại hiệu quả nhìn rõ không thua kém phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Loạn thị có giảm được không? Cách giảm độ loạn thị

Dấu hiệu và cách điều trị tật cận thị bẩm sinh?

Trẻ phải đeo kính khi xem máy tính (minh họa)

Tuy nhiên có một chút hạn chế là phương pháp này không dành cho trẻ dưới 2 tuổi. Bởi khi đó, bé không quen với việc đeo kính có thể đập vỡ kính.
Để chọn cặp kính phù hợp, ba mẹ nên đưa trẻ tới phòng khám chuyên khoa mắt uy tín. Lý do bởi kiểm tra cận thị cho trẻ con rất khó, trẻ không chịu hợp tác và ngồi yên.

Lưu ý đeo kính chỉ để cải thiện thị lực và hạn chế tăng độ chứ không chữa khỏi được bệnh.

3.2 Đeo kính áp tròng Ortho-K ban đêm

Trẻ nhỏ với độ cận từ thấp đến cao đều có thể dùng kính áp tròng Ortho-K. Kính này sẽ giúp người bị cận lấy lại thị lực bình thường vào ban ngày. Thay vì phải đeo kính gọng khó chịu, người cận thị sẽ nhìn bình thường mà không cần kính. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí khá đắt đỏ tầm 15.000.000-20.000.000 đồng. Nếu không may làm mất, việc mua lại cặp kính này cũng là một vấn đề. Cha mẹ cũng cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng kính Ortho-K này.

3.3 Phẫu thuật cận thị

Phẫu thuật cận thị là phương pháp được tìm đến sau cùng khi các phương pháp trước đó không hiệu quả. Đây cũng là phương pháp điều trị tật cận tốn kém nhất. Đặc biệt, phẫu thuật cận thị chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi.

Nhờ phẫu thuật cận thị, người bệnh có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào kính đeo mắt.

4. Cách chăm sóc bé giúp mắt khỏe hơn

Ngoài 3 phương pháp kể trên, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp mắt trẻ khỏe mạnh hơn. Cụ thể như sau:

4.1 Tạo không gian lành mạnh cho bé

Không gian lành mạnh đến từ môi trường học tập đủ ánh sáng, sạch sẽ và tránh xa các thiết bị điện tử. Ngoài ra, cần chú ý tới tư thế ngồi và khoảng cách từ mắt đến sách của trẻ.

4.2 Rèn thói quen nhìn sách đúng cho bé

Nhìn sách như thế nào mới đúng? Trẻ nên học nhìn chữ trong sách vở từ khoảng cách 25 đến 40cm. Khi đọc, bé ngồi thẳng lưng không nô đùa hoặc nằm dài trên bàn. Đừng quên bật đèn học buổi tối hoặc lúc trời thiếu sáng.

4.3 Thời gian xem các thiết bị điện tử hợp lý

Khoảng cách hợp lý để bé xem tivi là trên 2m. Không thể cấm trẻ xem tivi, điện thoại hoàn toàn nhưng hãy giới hạn ít hơn 2 tiếng mỗi ngày.

4.4 Chế độ giàu dinh dưỡng cho mắt

Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho mắt đều đặn. Cụ thể các vitamin A,C,E rất quan trọng với thị lực và giúp tăng cường thị giác. Vitamin kể trên sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm như:

– Rau củ có màu hơi vàng, cam: cà rốt, bí đỏ,…

– Những rau có màu xanh hơi đậm: rau ngót, rau bina, cải xoăn…

– Trong trứng, thịt, cá hồi, ngũ cốc…

4.5 Bài tập riêng cho mắt cận

Bố mẹ hãy tạo hứng thú cho con khi tập các bài tập về mắt bằng các tò chơi vui nhộn.

Dạy trẻ tập đảo mắt qua lại lên xuống, lúc xoay tròn mắt, lúc thay đổi cự ly nhìn trong 3 đến 5 giây. Massage mắt bằng việc đưa hai tay xoa tạo nhiệt rồi áp vào mắt. Nhớ rằng, bạn hãy chỉ con làm nhẹ nhàng 4-5 lần liên tục nhé.

Khi mắt con có dấu hiệu quá nhức mỏi, hãy chỉ con thả lỏng cơ thể, nhắm mắt vài phút rồi mở ra.

4.6 Kiểm tra mắt cho bé định kỳ

Việc kiểm tra cho trẻ khoảng 6 – 12 tháng một lần giúp sớm phát hiện vấn đề và có cách điều trị kịp thời. Từ đó, ba mẹ cũng thấy yên tâm hơn khi con khỏe mạnh.

Dấu hiệu và cách điều trị tật cận thị bẩm sinh?

>>>>>Xem thêm: Giác mạc khô: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách đề phòng

Khách hàng đến khám mắt tại Thu Cúc TCI

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị cận thị bẩm sinh trên đây hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan cần tư vấn, hãy để lại bình luận phía dưới cho Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *