Do không nắm được những dấu hiệu viêm amidan nên nhiều người không phát hiện sớm bệnh. Nhiều trường hợp cứ nghĩ viêm họng thông thường nên tự dùng thuốc điều trị. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tình trạng bệnh.
Trẻ em và trẻ vị thành niên là đối tượng có tỉ lệ mắc amidan cao, thanh niên thường ít hơn. Các dấu hiệu viêm amidan rất dễ nhầm lẫn nên muốn nhận biết viêm amidan sớm thì phải hiểu và nắm bắt rõ triệu chứng.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm amidan nhiều người không phát hiện sớm bệnh
1. Đau họng tái phát thường xuyên
Mỗi lần cảm lạnh, nhiễm lạnh, mệt mỏi, thiếu ngủ, hoặc sau khi uống rượu bia hay tái phát chứng đau họng, và thường kèm theo cảm giác khó chịu tắc nghẽn trong họng. Thường thì các triệu chứng biểu hiện không rõ nét nhưng sẽ phát sinh một số bệnh lý cấp tính khác, trong đó có viêm amidan.
Đau họng thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm amidan
2. Khô họng, hơi thở có mùi
Do các virus tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.
3. Amidan phì đại
Amidan phì đại thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.
4. Biểu hiện toàn thân
Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng áp xe quanh amidan có nguy hiểm không?
Viêm amidan thường gặp ở trẻ em do đó cần phát hiện và điều trị sớm ngay khi mới xuất hiện các dấu hiệu bệnh
5. Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể
Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.
Trên đây là những dấu hiệu viêm amidan mà mọi người cần nắm được để phát hiện sớm bệnh. Viêm amidan có 2 thể cấp tính và mạn tính. Tốt nhất nên điều trị sớm viêm amidan ở giai đoạn đầu để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu amidan đã gây biến chứng như áp xe quanh amidan thì cần phải được phẫu thuật cắt bỏ amidan. Đây là phương pháp điều trị chính trong những trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm và đã có biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng và viêm amidan cần quan tâm điều gì
Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp được sử dụng trong trường hợp viêm amidan mạn tính
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy mà trước khi cắt, người bệnh cần phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định, người bệnh nên tới các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng.
Sau phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7-10 ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amidan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…