Việc nhận biết dấu hiệu viêm dạ dày là rất cần thiết và nhất là phát hiện bệnh ở ngay những giai đoạn đầu tiên. Phát hiện bệnh từ sớm sẽ rất có lợi cho việc điều trị: tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả điều trị bằng thuốc và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy tới.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm dạ dày ở giai đoạn cấp tính và mạn tính
1. Bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh lý ống tiêu hóa phổ biến hàng đầu, có thể gặp phải ở hầu hết các đối tượng không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khiến lớp bảo vệ thành dạ dày bị bào mòn dần làm lộ ra các lớp bên dưới và dễ gây nên các tổn thương dạng viêm loét.
Viêm loét dạ dày phát triển qua 2 giai đoạn: viêm thể cấp tính và viêm thể mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính việc điều trị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, chính vì vậy đây được coi là thời điểm “vàng” điều trị.
2. Dấu hiệu viêm dạ dày qua từng giai đoạn
2.1. Dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính
Viêm loét dạ dày cấp tính là giai đoạn đầu báo hiệu về bệnh. Thông thường, các triệu chứng thường khởi phát đột ngột, rầm rộ trong khoảng 3-4 ngày đầu với biểu hiện khá rõ ràng như:
– Đau dữ dội và kéo dài tại vùng bụng thượng vị
– Cảm giác chán ăn, ăn không được ngon miệng nên không muốn ăn
– Đầy bụng, khó tiêu
– Ợ hơi, ợ chua
– Buồn nôn hoặc bị nôn ngay sau mỗi bữa ăn
– Đôi khi còn có thể xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa.
Các triệu chứng kể trên khá dễ nhận biết nhưng không ít những người bệnh chủ quan mặc kệ bệnh. Đa phần các dấu hiệu này sẽ giảm dần ngay trong 1-2 tuần sau đó, đây cũng là lý do khiến người bệnh bỏ qua việc điều trị. Thực tế là việc thuyên giảm triệu chứng không phải dấu hiệu khỏi bệnh mà viêm loét dần đi từ viêm cấp tính chuyển qua thời kỳ tổn thương lâu năm là viêm mạn tính.
2.2. Dấu hiệu viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính là giai đoạn các tổn thương tiến triển âm thầm theo thời gian nên hầu như không gây ra dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nào nên khó khăn hơn trong việc nhận biết bệnh.
Tuy nhiên, nếu chú ý theo dõi người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu viêm loét dạ dày như đau bụng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, nôn hoặc buồn nôn, đi ngoài phân đen, sút cân không chủ đích,… Các triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa kèm theo tình trạng nặng bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị,.. Đôi khi, còn đau do viêm dạ dày xuất hiện lúc đêm muộn gần sáng khiến gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Người bệnh viêm dạ dày mạn tính cần chủ động thực hiện thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị đúng cách nhằm ngăn ngừa khả năng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Đông y chữa viêm ruột thừa
3. Điều trị viêm dạ dày nên thực hiện càng sớm càng tốt
Đúng vậy, viêm dạ dày càng được nhận biết sớm, chẩn đoán sớm sẽ có lợi với việc điều trị. Cụ thể, với bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính nếu được xử lý tốt các vết viêm loét có thể tự làm lành nhanh chóng. Còn khi viêm loét đã ở giai đoạn mạn tính, các tổn thương cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, thậm chí các trường hợp có biến chứng nặng còn có thể phải can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.
Điều trị viêm dạ dày giai đoạn sớm, bác sĩ thường ra chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Mỗi một trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ chuyên biệt và đơn kê thuốc chi tiết gồm các nhóm thuốc sau:
– Thuốc tiêu diệt khuẩn HP
– Thuốc kháng acid
– Thuốc giảm tiết acid
– Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc bảo vệ thành niêm mạc
Người bệnh lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay sử dụng lại đơn kê từ người khác vì bệnh viêm loét dạ dày có thể đến từ nhiều nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau. Thực hiện thăm khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị là cách tốt nhất giúp bạn dứt điểm bệnh nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh ung thư dạ dày là gì?
4. Phòng viêm loét dạ dày
Mỗi người đều cần chủ động trong việc phòng tránh viêm dạ dày kể cả với những trường hợp đã điều trị khỏi bệnh. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lối sống sinh hoạt nề nếp chính là giải pháp dành cho bạn.
– Ăn đúng bữa, đúng giờ.
– Thực hiện chế độ đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm an toàn, lành mạnh, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt cần bổ sung đủ chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
– Hình thành thói quen rửa sạch tay bằng xà bông trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng.
– Nghỉ ngơi làm việc điều độ, dành thời gian thư giãn tinh thần để tránh tình trạng bị mệt mỏi, stress kéo dài.
– Không thức quá khuya.
– Ngủ đủ giấc.
– Thăm khám định kỳ chuyên khoa tiêu hóa nhằm theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề đường tiêu hóa nếu có.
Nhận biết đúng các dấu hiệu viêm dạ dày và chủ động thăm khám ngay là cách tốt nhất giúp người bệnh nhanh chóng điều trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, duy trì chế độ ăn uống cùng nếp sinh hoạt điều độ cũng rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh hiệu quả.