Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng thường bắt nguồn từ tình trạng viêm niêm mạc dạ dày trong thời gian dài không được điều trị. Bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạnh. Do đó việc nắm vững các kiến thức liên quan tới bệnh lý là điều vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng và cách điều trị
1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày nặng
Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng ở mỗi người sẽ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu về khái niệm viêm loét dạ dày để xác định tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở đường ruột. Bệnh xuất hiện do hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, viêm loét. Giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày nặng thường có kích thước vết loét từ 50mm trở lên, các tổn thương lan rộng.
1.1 Buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường gặp
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét, thức ăn sẽ khó được tiêu hóa và ứ đọng lại tại dạ dày. Tình trạng này sinh ra chướng bụng, đầy hơi tạo thành khí đẩy lên khoang miệng. Do đó bệnh nhân thường cảm giác chướng bụng, buồn nôn. Đôi khi nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Một số trường hợp trong dịch nôn có màu xanh đen, hôi, thậm chí có thể lẫn máu.
1.2 Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng là đại tiện không bình thường
Bệnh nhân đi đại tiện phân nát, có màu đen, phân sống, thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bị loét dạ dày nặng.
1.3 Đau thượng vị, đau bụng liên tục
Khi bị viêm loét dạ dày cơn đau thường diễn ra từng đợt, mỗi đợt khoảng vài tuần. Sau đó vài tháng cơn đau lại xuất hiện lại. Vào mùa đông và buổi đêm bệnh nhân thường dễ cảm thấy đau nhiều hơn. Cơn đau có thể diễn ra ở mức độ nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào tình trạng viêm loét của người bệnh.
1.4 Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày nặng là bệnh nhân sụt cân đột ngột
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho dạ dày không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất trong thời gian dài sẽ bị suy nhược trầm trọng. Người bệnh sẽ giảm cân đột ngột, da dẻ xanh xao, hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng thường là: Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài lẫn máu,…
2. Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày ở giai đoạn nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng. Một số biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
2.1 Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị là biến chứng thường xảy ra khi bị viêm loét dạ dày nặng. Khi môn vị bị hẹp người bệnh thường có các biểu hiện: Đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập, liên tục và kéo dài thường xuyên hoặc đau nhiều sau bữa ăn.
2.2 Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu nguyên nhân là do các vết viêm loét bào mòn làm tổn thương mạch máu. Triệu chứng là người bệnh nôn ra máu hoặc dịch đen, đại tiện ra phân màu đen như bột cafe hoặc nhựa đường, mùi hôi khó chịu.
2.3 Ung thư dạ dày
Nguy hiểm nhất là biến chứng ung thư dạ dày. Tuy nhiên các triệu chứng của ung thư thường rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn sang các bệnh tiêu hóa thông thường khác. Dấu hiệu thường gặp là: Chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn, phân đen,… Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần thì bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám
Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh
3. Giải pháp trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày nặng
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày nặng là cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
3.1 Điều trị nội khoa
Phần lớn các trường hợp viêm loét dạ dày sẽ điều trị bằng thuốc. Thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao. Các loại thuốc thường dùng:
– Thuốc kháng acid đóng vai trò giúp trung hòa acid trong dịch vị
– Thuốc giúp hạn chế tiết acid trong dạ dày
– Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc tạo màng bọc xung quanh vết loét
– Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn HP trong trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn
Lưu ý: Mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần thăm khám tại bệnh viện và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc người bệnh cũng cần nghiêm túc uống thuốc đúng liều. Tuyệt đối không nên thay đổi liều lượng thuốc và dừng thuốc khi thấy các dấu hiệu đã thuyên giảm. Việc uống thuốc tùy tiện có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra tình trạng kháng thuốc.
3.2 Phẫu thuật
Can thiệp phẫu thuật là phương pháp xâm lấn chứa nhiều rủi ro và gây đau đớn. Chính vì vậy kỹ thuật này chỉ được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc các biến chứng gây nguy hiểm như: Thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,….
Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa
Điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất
4. Phòng bệnh viêm loét dạ dày
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày bạn cần thực hiện một số điều sau:
– Giảm lo âu, căng thẳng
– Bạn nên sắp xếp thời gian ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
– Tránh ăn các đồ chế biến sẵn, đồ có vị chua cay,….dễ gây kích thích hệ tiêu hóa và làm các vết loét lan rộng hơn
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước
– Tránh sử dụng đồ uống có gas, đồ uống cồn
– Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để thúc đẩy cơ chế đào thải các độc tố ra ngoài. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút và duy trì mỗi ngày cũng giúp cải thiện, tăng sức đề kháng
– Thăm khám bệnh định kỳ nhằm giúp phát hiện bệnh sớm
>>>>>Xem thêm: Đầy hơi, ợ chua, buồn nôn là bệnh gì?
Thường xuyên tập thể dục giúp bạn duy trì và nâng cao sức khỏe
Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị để tránh gây xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.