Dấu hiệu viêm tụy cấp: Nhận biết đúng càng sớm càng tốt

Bệnh viêm tụy cấp có diễn biến trở nặng cực nhanh và khó lường. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm tụy cấp là yêu cầu quan trọng giúp đối phó tốt với bệnh, ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy đến.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm tụy cấp: Nhận biết đúng càng sớm càng tốt

1. Bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm thể cấp tính tại các nhu mô tụy hoặc có thể lan sang cả các tổ chức, cơ quan lân cận. Xảy ra do có sự tự hủy mô do chính men tụy gây ra. Viêm tụy được cảnh báo là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm vì có nguy cơ gây tử vong cao.

Những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tụy cấp phải kể tới gồm:

– Bia rượu;

– Tăng mỡ máu;

– Do sỏi mật.

Các trường hợp viêm tụy cấp nếu không được điều trị sớm sẽ diễn biến trở nặng nhanh chóng và kéo theo hàng loạt biến chứng nặng như sốc, xuất huyết, nhiễm trùng, suy hô hấp, nang giả tụy. Vì vậy, việc nhận biết đúng và sớm các dấu hiệu bệnh là rất cần thiết để kịp thời đối phó bệnh đúng cách.

2. Dấu hiệu viêm tụy cấp

2.1. Đau bụng

Đau bụng là dấu hiệu điển hình và gặp phải ở hầu hết các trường hợp viêm tụy cấp. Khi tuyến tụy bị tổn thương, men tụy sẽ thoát vào phúc mạc gây viêm phúc mạc và khiến người bệnh bị đau bụng là vì thế..

Cơn đau bụng của viêm tụy cấp thường diễn ra liên tục và dữ dội. Người bệnh thường sẽ có phản xạ phải co gập người bằng cách ngồi gập đầu gối trước ngực, ngồi xổm hoặc phải nằm nghiêng một bên, đầu gối uốn cong để giảm đau phần nào. Mọi cử động ở vùng ngực bụng mạnh như ngồi dậy, hít thở sâu, ho hay nằm ngửa ra cũng đều khiến cơn đau nặng hơn.

Khi khám lâm sàng, bác sĩ ấn chẩn vùng bụng có thể nhận biết được phần nào về mức độ viêm tụy. Viêm tụy cấp ở thể nhẹ sẽ gây cảm giác căng tức còn viêm tụy nặng sẽ khiến bụng người bệnh gồng cứng, co cơ thành bụng.

Dấu hiệu viêm tụy cấp: Nhận biết đúng càng sớm càng tốt

Đau bụng là một trong những đấu hiệu điển hình khi người bệnh bị viêm tụy cấp.

2.2. Buồn nôn hoặc nôn

Buồn nôn và nôn là phản ứng khi thức ăn không được hấp thụ tốt hoặc do ruột giảm nhu động, liệt ruột, thức ăn cần có đường thoát. Viêm tụy cấp khiến người bệnh bị kích thích buồn nôn và nôn liên tục. Ban đầu, dịch nôn ra chỉ có thức ăn cũ nhưng sau đó có thể thấy dịch mật, dịch dạ dày thậm chí là máu. Khác với những bệnh lý tiêu hóa khác, người bệnh viêm tụy cấp kể cả khi người bệnh nôn ra hết cũng không hề giảm đau bụng. Đi kèm với nôn, người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng dần lên.

Mức độ viêm tụy càng nặng sẽ kích thích mạnh khiến người bệnh nôn càng nhiều. Thể tích dịch và chất điện giải mất khi nôn khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Thậm chí nếu người bệnh nôn ra máu còn có thể là dấu hiệu chỉ điểm viêm tụy cấp xuất huyết, tiên lượng trường hợp này là vô cùng nặng.

2.3. Sốt

Sốt là một dạng biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân. Đây cũng là một dấu hiệu tiên lượng viêm tụy cấp nặng. Bạn cần thực hiện thăm khám để tìm đúng nguyên nhân sốt vì đôi khi sốt còn là do viêm nhiễm ở ổ bụng.

Người bệnh lưu ý, không nên tự ý mua thuốc hạ sốt về uống khi chưa rõ nguyên nhân bệnh. Việc uống thuốc không đúng có thể càng khiến viêm tụy trở nặng nhanh chóng, các tổn thương dần nghiêm trọng hơn.

2.4. Tụt huyết áp cảnh báo dấu hiệu viêm tụy cấp nặng

Khi viêm tụy cấp diễn biến nặng gây biến chứng toàn thân, biểu hiện là suy đa cơ quan. Tụt huyết áp là bằng chứng tổn thương ở hệ thống tim mạch.

Lượng dịch tuần hoàn vừa bị hao hụt qua dịch nôn, vừa do giãn mạch và tăng tính thẩm thấu thành mạch khi cơ thể bị viêm toàn thân. Điều này làm thể tích tuần hoàn hiệu quả bị đe dọa. Mặt khác, độc tính của các chất hóa học trung gian gây ức chế khả năng co bóp tim, tình trạng tụt huyết áp sẽ cộng dồn. Theo đó, nếu cơ thể không nhanh chóng được bù đủ dịch, sử dụng vận mạch sớm có thể gây nguy hiểm tới cả tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không và cách xử lý kịp thời

Dấu hiệu viêm tụy cấp: Nhận biết đúng càng sớm càng tốt

Tụt huyết áp thường gặp ở những người bệnh viêm tụy cấp nặng.

2.5. Suy hô hấp là dấu hiệu viêm tụy cấp nặng

Tình trạng viêm toàn thân làm giãn mạch, tăng tính thẩm thấu thành mạch tại mao mạch phổi, làm tăng bề dày màng trao đổi khí khiến cho quá trình hô hấp trở nên kém hiệu quả. Không những thế, người bệnh viêm tụy cấp bị cơn đau bụng hành hạ nên phải nằm gồng cứng người, hạn chế khả năng hít thở sâu sẽ càng làm giảm sự thông khí. Lượng oxy nuôi máu giảm, người bệnh trở nên tím tái, xanh xao, thở co kéo, rơi vào tình trạng lơ mơ và hôn mê rất nguy hiểm.

2.6. Rối loạn tri giác

Khi viêm tụy cấp trở nặng, hoạt động của các cơ quan đều sẽ bị tổn thương ít nhiều, các quá trình chuyển hóa bị sai lệch, ứ đọng thêm các độc tố trong máu. Đồng thời, tụt huyết áp làm thiếu máu nuôi não, suy hô hấp làm thiếu oxy nuôi não cũng sẽ làm ức chế hoạt động của các tế bào não. Người bệnh thường xuyên có cảm giác lừ đừ, ngủ gà ngủ gật, phản ứng chậm chạp và mất tri giác.

3. Cần làm gì khi gặp các dấu hiệu bệnh?

Như đã nhấn mạnh, viện tụy cấp diễn tiến rất nhanh và khó lường. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường cần đưa người bệnh tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu viêm tụy cấp: Nhận biết đúng càng sớm càng tốt

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B lây qua đường ăn uống không?

Người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ khi gặp dấu hiệu nghi ngờ viêm tụy cấp.

Với những trường hợp viêm tụy cấp nặng, điều trị hồi sức thôi là chưa đủ, người bệnh cần được làm phẫu thuật để cắt lọc các phần mô tụy đã bị hoại tử. Việc xử lý viêm tụy cấp cần thực hiện theo đúng quy trình, kết hợp can thiệp cả nội khoa và ngoại khoa. Đặc biệt, cả quá trình điều trị cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ đắc lực từ các phương tiện, thiết bị máy móc hiện đại.

Điều quan trọng là không được bỏ qua các dấu hiệu viêm tụy cấp. Người bệnh thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa, thực hiện theo các chỉ định, chẩn đoán đúng bệnh và kịp thời điều trị bệnh đúng cách để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *