Chào bác sĩ. Tôi đau khớp háng hơn 1 tháng nay, đã uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ và đau khớp háng bên trái nhiều hơn. Không biết tình trạng bệnh của tôi nên điều trị thế nào hiệu quả? Mong sớm nhận được tư vấn của bác sĩ.
thanhxuannguyen@gmail.com
Trả lời
Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của chị, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đau khớp háng là biểu hiện của nhiều bệnh tại khớp háng như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, lao khớp háng… Các bệnh tại khớp háng thường gây đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, bên trái hoặc bên phải, lan xuống dưới mặt trước trong đùi, đôi khi có thể xuống tận khớp gối, ra sau mông.
Bạn đang đọc: Đau khớp háng bên trái điều trị thế nào hiệu quả nhất
Đau khớp háng là triệu chứng của nhiều bệnh tại khớp háng như viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, lao khớp háng…
Chị bị đau khớp háng bên trái nhiều hơn bên phải và đang dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, không biết thuốc chị dùng là do bác sĩ kê đơn hay chị tự mua tại hiệu thuốc.
Nếu thuốc do bác sĩ chỉ định thì chị nên xem lại đơn thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc. Ngược lại nếu chị tự ý mua thuốc về uống thì chị cần đi khám ngay bởi có thể thuốc chị dùng không phù hợp với tình trạng bệnh.
Trong khi dùng thuốc, chị bị đau khớp háng bên trái có thể là do chị vận động mạnh, sinh hoạt không hợp lý, dồn quá nhiều lực vào bên trái. Do đó chị nên lưu ý khi điều trị đau khớp háng cần:
– Hạn chế vận động: Tránh các động tác xoáy, vặn người, đi đứng quá lâu gây hại cho khớp háng.
Tìm hiểu thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối với nhiều phương pháp kết hợp
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có triệu chứng gì?
Lưu ý vận động phù hợp trong khi điều trị đau khớp háng để cải thiện sớm bệnh
– Lựa chọn các động tác vận động, thể dục thể thao phù hợp, nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sức khỏe.
– Chú ý ăn uống hàng ngày bằng việc bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp.
Ngoài ra, chị nên đi khám lại nếu tình trạng đau khớp háng bên trái không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ bệnh và có tư vấn điều trị phù hợp.
Chúc chị nhanh khỏi!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.