Đau lưng là triệu chứng thường gặp ở các chị em khi mang thai. Tuy nhiên vấn đề đau lưng khi mang thai nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này là vấn đề không phải chị em nào cũng biết. Chị em hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích cho mình.
Bạn đang đọc: Đau lưng khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Chia sẻ về triệu chứng đau lưng mình gặp phải, thai phụ Nguyễn Thị Thái, 29 tuổi, Hà Nội cho biết: “Trước khi có em bé mình không bị bệnh đau lưng đâu, nhưng khi mang thai lưng đau rất nhiều, đi ngủ không yên giấc. Thời điểm đau nhiều nhất là khi đứng hoặc ngồi lâu và cúi người làm việc nhà. Mình không biết triệu chứng đau lưng do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này“.
Đau lưng khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Bệnh đau lưng khi mang thai là biểu hiện rất bình thường với bất cứ thai phụ nào. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó lại là biểu hiện phức tạp của bệnh lý nào đó mà bạn không hề biết. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bà bầu sẽ bị đau lưng kéo dài ngay cả sau khi sinh.
Đau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có một vài nguyên nhân chủ yếu sau:
– Sự gia tăng hoocmon: sự gia tăng này khiến các dây chằng ở khu vực xương chậu trở nên mềm hơn, những khớp xương cũng lỏng lẻo hơn. Sự thay đổi ở các khớp xương và quá trình giãn nở của dây chằng đã làm suy giảm chức năng nâng đỡ lưng thông thường.
– Trọng tâm cơ thể bị thay đổi về phía trước khi tử cung và thai nhi ngày càng phát triển.
– Tăng trọng lượng cơ thể tạo ra sức ép khiến lưng phải chống đỡ nặng hơn.
– Stress: Những thay đổi ở vùng xương chậu có thể là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau lưng nếu như bạn phải đối mặt với sự căng thẳng khi đang mang thai
– Làm việc và nghỉ ngơi không đúng tư thế: các chị em phải ngồi làm việc quá lâu hay nằm nghỉ sau tư thế cũng sẽ dẫn đến đau lưng.
– Đau lưng do bệnh: như bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn sẽ có cảm giác đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân
Bí quyết làm giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai
Khi có triệu chứng đau lưng khi mang thai, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây đau lưng để kiểm soát triệu chứng tốt nhất. Theo đó, để giảm triệu chứng đau lưng, chị em nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gãy xương đòn vai và cách điều trị
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Kiểm soát cân nặng, không để lên cân quá nhiều. Kiểm tra chỉ số cơ thể và đảm bảo không tăng quá 10-12 kg trong suốt thai kì.
Giữ tư thế thẳng khi đứng, khi ngồi, giữ vai thẳng và ra sau nhưng cũng phải thoải mái.
Tránh đứng yên, ngồi yên quá lâu. Nên vận động đi lại, khi đứng, hai chân bạn nên cách xa một chút để tạo mặt chân đế rộng và vững.
Thường tập thể dục trong lúc mang thai. Đi bộ, bơi lội, yoga, thẩm mỹ đều là những cách tập tốt trước sinh.
Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm khớp vùng chậu và thắt lưng hông căng nhiều hơn.
Bạn nên tránh mang giày cao gót vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất là mang giày thấp và có hỗ trợ vòm chân.
Đắp nóng hay lạnh có thể có ích cho việc giảm đau cột sống. Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem loại nào mới phù hợp.
Nằm nghiêng sang trái sẽ tốt cho tuần hoàn của bạn lẫn máu nuôi tới thai nhi.
Tránh với cao lấy đồ mà nên dùng một chiếc ghế thấp để đứng lên lấy.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để hạn chế thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh?
Thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả
Những biện pháp trên đây giúp bạn giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai, nếu những dấu hiệu đau lưng khi mang thai không thuyên giảm, trở nên nghiêm trọng khiến mẹ bầu khó chịu, thì tốt nhất nên đi khám đồng thời chuyên khoa cơ xương khớp và sản phụ khoa để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.