Đau mắt đỏ biến chứng dễ dàng khi không điều trị đúng cách, kịp thời. Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và sức khỏe. Căn bệnh này cần được đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn sau mưa lũ như hiện nay. Bài viết sau sẽ làm sáng tỏ chi tiết mức độ nguy hiểm, cách phòng ngừa lây lan, biến chứng bệnh hiệu quả sẽ được nêu rõ sau đây.
Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ biến chứng nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa
1. Đau mắt đỏ biến chứng nguy hiểm thế nào?
1.1. Đau mắt đỏ là gì?
Trước khi đi sâu vào vấn đề đau mắt đỏ biến chứng, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh đau mắt đỏ. Đây là tình trạng viêm lớp màng phủ mắt và mí mắt, được gọi là kết mạc, do vi khuẩn, virus hoặc tác nhân dị ứng. Bệnh có thể bùng phát mọi lúc, mọi nơi, ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là vào mùa mưa lũ. Kết mạc bị viêm gây ngứa, chảy nước mắt, ghèn vàng, đỏ mắt, khiến người bệnh thường xuyên muốn dụi mắt. Trong khi, dịch tiết ở mắt chứa khuẩn hại dính vào tay, sẽ dễ dàng bám lại các vị trí mà tay chạm vào. Trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ ấm, chúng có thể tồn tại nhiều tuần và dễ dàng tấn công vào cơ thể người khác. Đó cũng là yếu tố làm tăng nhanh nguy cơ lây lan, bùng phát bệnh thành dịch.
1.2. Đau mắt đỏ biến chứng nguy hiểm ra sao?
Khi không được điều trị đúng cách, đau mắt đỏ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
Đau mắt đỏ biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm
– Viêm giác mạc: Biến chứng phổ biến nhất của đau mắt đỏ là viêm giác mạc. Nó được xem là biến chứng nguy hiểm vì giác mạc bị tổn thương khiến người bệnh đau đớn, nhạy cảm với ánh
sáng và thậm chí mất thị lực.
– Viêm màng bồ đào: Nếu tình trạng viêm lan rộng đến các cấu trúc bên trong mắt, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm màng bồ đào. Đây cũng là căn bệnh khiến các tân mạch võng mạc hình
thành, gây đau nhức, làm mờ thị lực và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng khác ở võng mạc.
– Loét giác mạc: Biến chứng này xảy ra khi bạn trì hoãn hoặc điều trị bệnh đau mắt đỏ không đúng cách. Loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và can thiệp y tế ngay
lập tức.
– Nhiễm trùng hệ thống: Trong một số trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn gây đau mắt đỏ có thể xâm nhập vào máu. Chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não hoặc nhiễm
trùng huyết.
– Sẹo giác mạc: Sau khi bị viêm hoặc loét, giác mạc có thể để lại sẹo. Sẹo giác mạc dễ ảnh hưởng đến thị lực, gây nhìn mờ hoặc biến dạng hình ảnh.
– Glôcôm thứ phát: Trong một số trường hợp, viêm nhiễm kéo dài có thể làm tăng áp lực nội nhãn, dẫn đến glôcôm thứ phát. Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tổn thương thần kinh thị
giác.
3. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ biến chứng
Để phòng ngừa đau mắt đỏ biến chứng hiệu quả, cần hiểu rõ các nguyên nhân chính:
Tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể là gì và tổng quan những điều bạn cần biết
Mưa lũ kéo dài là nguyên nhân sâu xa gây đau mắt đỏ
– Do chẩn đoán, điều trị chậm trễ: Mưa lũ kéo dài, ngập úng ở nhiều nơi khiến giao thông đi lại không thuận lợi. Thêm vào đó, nhiều người trì hoãn việc khám và điều trị đau mắt đỏ, làm tăng nguy cơ biến chứng.
– Điều trị không đúng cách: Việc sử dụng sai thuốc hoặc lạm dụng nhóm thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến nguy hiểm. Bác sĩ Chuyên khoa Mắt TCI đặc biệt cảnh báo, người dân cần điều trị đau mắt đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Nguyên nhân khác: Các yếu tố như thói quen dụi mắt và không rửa tay thường xuyên, dùng chung đồ cá nhân, suy giảm miễn dịch cũng làm bệnh dễ chuyển nặng và biến chứng. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ô nhiễm do bão, lũ, sinh hoạt hàng ngày của người dân khó tránh phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn và hóa chất. Điều này làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm trùng và biến chứng.
4. Cách phòng ngừa lây lan, biến chứng
4.1. Ngăn bệnh đau mắt đỏ lây lan
Để bệnh đau mắt đỏ ít lây lan thành diện rộng và biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp an toàn sau:
– Cách ly đúng cách: Cần tránh tiếp xúc với người khác khi nhiễm bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch xịt khuẩn, không đưa tay lên mắt, không dùng chung đồ khăn, gối.
– Dùng thuốc đúng cách: Nên khám bác sĩ ngay khi có thể và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người không mắc bệnh.
– Tránh chất kích ứng: Hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, tránh để nước lũ bắn vào mắt. Đeo kính khi làm việc ở nơi ô nhiễm. Với nơi ở, cần lau chùi các bề mặt bàn ghế, đồ dùng và giặt chăn ga đều đặn.
4.2. Ngừa bệnh đau mắt đỏ biến chứng
Để tránh các biến chứng nguy hiểm, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết trước khi chọn tròng kính cận chống chói
Nên khám mắt định kỳ để cải ngừa bệnh diễn tiến bất thường
– Khám định kỳ: Bên cạnh việc khám và điều trị dứt điểm đau mắt đỏ, bạn cần tái khám bất cứ khi nào thấy dấu hiệu bất thường. Việc này nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về mắt.
– Bảo vệ miễn dịch: Nên bổ sung các dưỡng chất giúp mắt sáng và khỏe hơn như vitamin A, C, E có trong rau củ và tập thể dục hàng ngày, ngủ nghỉ hợp lý. Chú ý đeo kính bảo hộ khi gặp tác nhân gây hại cho mắt như chất kích ứng, nước bẩn.
– Điều trị đúng cách: Cần khám và điều trị đau mắt đỏ tại cơ sở y tế và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Giáo dục cộng đồng: Mọi người dân cần nâng cao ý thức về phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ lây lan, biến chứng. Đừng quên hướng dẫn cho người thân cách xử lý khi có người trong gia đình mắc bệnh.
Đau mắt đỏ biến chứng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Việc hiểu rõ về bệnh, các biến chứng có thể xảy ra và cách phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bản thân và cộng đồng. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu bất thường của mắt và không ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.